ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY THIẾU MÁU NHƯỢC SẮC Ở BỆNH NHÂN VÀO ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THANH BA

Lê Quốc Tuấn1,, Phạm Ngọc Linh2
1 Trung tâm Y tế Thanh Ba, Phú Thọ
2 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: “Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nguyên nhân gây thiếu máu nhược sắc ở bệnh nhân vào điều trị tại Trung tâm Y tế Thanh Ba”. Đối tượng và phương pháp: gồm những bệnh nhân thiếu máu nhược sắc vào khám và điều trị tại Trung tâm Y tế Thanh Ba từ tháng 1 năm 2022 đến tháng 3 năm 2024. Kết quả: Triệu chứng lâm sàng thường gặp: Da xanh niêm mạc nhợt (76,8%), hồi hộp đánh trống ngực (57,1%), đau mỏi cơ khớp (42,8%), đau đầu chóng mặt (41,1%). Giá trị trung bình của RBC là 2,19 ± 0,78 T/L, của HGB là 83,77 ± 21,65 g/L, của MCV là 76,48 ± 9,86 fL. Mức độ thiếu máu nhẹ chiếm 57,1%, vừa chiếm 23,2% và nặng chiếm 19,6%. Có 28,6 % trường hợp sắt huyết thanh giảm < 11 μmol/l, dự trữ sắt thấp chiếm 73,2%, dự trữ sắt cạn kiệt chiếm 26,8%. Nguyên nhân thiếu máu do viêm loét dạ dày tá tràng chiếm 33,9%, trĩ chiếm 39,3%, u xơ tử cung chiếm 10,7%, giun móc chiếm 16,1%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bộ môn Phụ sản (2021), Sản khoa – phần 3: Sản Bệnh lý – Khoa Y, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Nhà Xuất bản Y học tr 59-73
2. Mai Quang Huy (2022) Đặc điểm của hội chứng thiếu máu ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 80: 59-65
3. Nguyễn Chí Thành (2022) Một số đặc điểm xét nghiệm huyết học của bệnh nhân thiếu máu do viêm mạn tính tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. TCNCYH 159 (11) 187-194
4. World Health Organization: WHO & World Health Organization: WHO. (2023, May 1). Anaemia. https://www.who.int/news-room/factsheets/detail/anaemia
5. WHO, (2017), Nutritional anemias tools for effective prevention and control, This work is available under the Creative Commons AttributionNonCommercial-ShareAlike 3.0 IGO licence (CC BYNC-SA 3.0 IGO; https://creativecommons.org/licenses/by-nc-sa/3.0/igo),
6. Chen Y fan, Xu S qian, Xu Y chen, et al. Inflammatory anemia may be an indicator for predicting disease activity and structural damage in Chinese patients with rheumatoid arthritis. Clin Rheumatol. Published online January 9, 2020. doi:10.1007/s10067-019-04873-y