KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT TÚI MẬT ĐIỀU TRỊ VIÊM TÚI MẬT CẤP TẠI BỆNH VIỆN E GIAI ĐOẠN 2019 - 2023

Nguyễn Thị Minh1, Đặng Quốc Ái1,2,
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện E

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi cắt túi mật điều trị viêm túi mật cấp tại bệnh viện E giai đoạn 2019- 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 150 bệnh nhân được chẩn đoán là viêm túi mật cấp được phẫu thuật nội soi cắt túi mật tại khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện E từ 1/2019 đến 12/2023. Kết quả: Trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 12 năm 2023 chúng tôi thu thập được 150 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu. Tuổi trung bình nhóm nghiên cứu là 59,5 ± 16,6 tuổi. Trong đó có 57% là nam giới và 43% là nữ giới. Bệnh kèm theo 50%. Triệu chứng lâm sàng (LS):  100% bệnh nhân có triệu chứng đau bụng trong đó 98,6% đau dưới sườn phải. 70% có sốt >37,5 độ, túi mật căng to 15,33%. Phản ứng dưới sườn phải 88%. Murphy (+) 18%. 88,66% có BC >10G/L. Siêu âm ổ bụng thành túi mật dày 100%, dịch quanh túi mật 36%. Tỉ lệ cắt túi mật nội soi thành công 100%. Thời gian mổ trung bình của nhóm phẫu thuật trước 72 giờ 65,7 ± 20,8 phút. Thời gian mổ trung bình của nhóm phẫu thuật sau 72 giờ 79,8 ± 29,3 phút. 100% không xảy ra tai biến trong quá trình phẫu thuật. Có 1 trường hợp xảy ra biến chứng sau mổ. Thời gian nằm viện trung bình của nhóm phẫu thuật trước 72 giờ (5,4 ±  1,6 ngày) ngắn hơn so với nhóm sau 72 giờ (6,8 ± 2 ngày). Kết luận: Phẫu thuật nội soi cắt túi mật điều  trị viêm túi mật cấp là phương pháp điều trị an  toàn, thuận lợi và cho kết quả tốt và chỉ định phẫu  thuật sớm trong vòng 72 giờ tính từ lúc có triệu chứng  là lựa chọn tối ưu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Trần Bảo Long (2021), Viêm túi mật cấp tính, Nhà xuất bản y học, 403 – 410
2. Trần Kiên Vũ (2016), Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật cắt túi mật nội soi trong điều trị viêm túi mật cấp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
3. Yokoe M, Hata J, Takada T, et al. (2018). Tokyo Guidelines 2018: diagnostic criteria and severity grading of acute cholecystitis (with videos). J Hepatobiliary Pancreat Sci. 25(1), 41-54.
4. Ngô Công Nghiêm (2021), Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật nội soi cắt túi mật viêm cấp do sỏi tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá, Luận văn bác sĩ chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội.
5. Đặng Quốc Ái, Hà Văn Quyết (2017), Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật cắt túi mật nội soi một lỗ tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Luận văn Tiến sĩ Y học, Đại Học Y Hà Nội.
6. Phan Khánh Việt, Lê Trung Hải, Phạm Như Hiệp (2016). Nghiên cứu thời điểm mổ và đánh giá kết quả điều trị viêm túi mật cấp do sỏi bằng phẫu thuật cắt túi mật nội soi. Tạp chí Y học Việt Nam. 421(1), 38-42.
7. Terho PM, Leppaniemi AK, Mentula PJ (2016). Laparoscopic cholecystectomy for acute calculous cholecystitis: a retrospective study assessing risk factors for conversion and complications. World J Emerg Surg. 11, 54.
8. Lê Văn Duy (2017), Đánh giá kết quả phẫu thuật sỏi túi mật ở người cao tuổi tại bệnh viện Bạch Mai, Luận văn Thạc sĩ Y Học, Đại Học Y Hà Nội.
9. Nguyễn Vũ Phương, Nguyễn Công Bình, Mạc Xuân Huy, et al. (2017). Kết quả điều trị sỏi túi mật bằng phương pháp cắt túi mật nội soi tại bệnh viện trường Đại học y khoa Thái Nguyên. Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ. 165(05), 73-6.
10. Suhocki P.V, Meyers W.C (1999). Injury to aberrant bile ducts during cholecystectomy: a common cause of diagnostic error and treatment delay. AJR Am J Roentgenol, 172 (4), 955-959.