ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CẤY GHÉP NHA KHOA CÓ MÁNG HƯỚNG DẪN TRÊN BỆNH NHÂN MẤT RĂNG CỐI LỚN HÀM DƯỚI

Phạm Hoàng Viết Vy1,, Nguyễn Hoàng Nam1, Nguyễn Đức Minh2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Răng Hàm Mặt Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá độ ổn định implant, mức độ tiêu xương quanh vùng cổ implant sau phẫu thuật cấy ghép implant trên bệnh nhân mất răng cối lớn hàm dưới. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 31 bệnh nhân mất răng cối lớn hàm dưới đến khám và điều trị tại bệnh viện Răng Hàm Mặt thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 04/2023 đến tháng 04/2024. Kết quả: Trong nghiên cứu, tuổi trung bình của bệnh nhân là 6,58 ± 12,37, trong đó nhóm tuổi ≤ 45 chiếm 80,7%, nữ giới chiếm 72,0%. Về đặc điểm lâm sàng, sâu răng là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến mất răng cối lớn hàm dưới (45,2%), vị trí thường gặp nhất là răng 6 (77,4%). Về đặc điểm cận lâm sàng, đa phần bệnh nhân có kiểu hình nướu dày (64,52%), độ dày niêm mạc phủ bên trên implant từ 2-3 mm chiếm tỷ lệ 58,06%. Mật độ xương chủ yếu là D2 (45,2%) và D3 (32,3%), D4 chiếm thấp nhất (9,6%). Về đặc điểm điểu trị, đường kính implant được sử dụng nhiều nhất là 3,8 mm và 4,2 mm (35,5% và 38,7%), đồng thời, 77,4% bệnh nhân được sử dụng loại implant dài 10 mm. Kết quả điều trị ghi nhận độ ổn định sơ khởi trung bình của implant là 75,88 ± 7,80, và hầu hết vị trí, ISQ có xu hướng tăng dần qua các thời điểm khảo sát (p < 0,05). Mức độ tiêu xương quanh vùng cổ  trung bình tăng lên ở thời điểm 6 tháng so với 3 tháng sau phẫu thuậ (1,09 ± 0,67 và 1,39 ± 0,75, p = 0,004). Kết luận: Bệnh nhân mất cối lớn hàm dưới chủ yếu là do sâu răng là nguyên nhân chính và phần lớn ở răng 6, phổ biến là kiểu hình nướu và niêm mạc phủ dày kèm theo mật độ xương D2, D3. Phẫu thuật cấy ghép implant có máng hướng dẫn có hiệu quả trong việc phục hồi mất răng cối lớn hàm dưới khi đạt độ ổn định sơ khởi tốt và tăng dần, trong khi mức độ tiêu xương có thể chấp nhận được.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Thu Hằng, Đàm Văn Việt, Trần Thị Mỹ Hạnh. Đặc điểm lâm sàng, X-quang bệnh nhân phẫu thuật nâng xoang hở cấy ghép implant một thì. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2021;145(9):241-246.
2. Nguyễn Nhật Đăng Huân, Nguyễn Minh Tuấn, Lê Nguyên Lâm. Điều trị mất răng cối lớn thứ nhất hàm dưới bằng implant tức thì tại bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2021;37:97-103.
3. Nguyễn Võ Đăng Quang, Lê Nguyên Lâm, Hồng Quốc Khanh. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật cấy ghép vùng răng sau hàm dưới bằng máng hướng dẫn phẫu thuật. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2022;53:112-120.
4. Ngô Anh Tài, Trương Nhựt Khuê, Trần Huỳnh Trung. Khảo sát đặc điểm răng cối lớn có chỉđịnh phẫu thuật nha chu làm dài thân răng trên lâm sàng và trên phim chụp cắt lớp vi tính với chùm tia hình nón tại bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ năm 2021-2023. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2023;64:124-130.
5. Aragoneses J.M., Aragoneses J., Brugal V.A., Gomez M., Suarez A.. Relationship between implant length and implant stability of single-implant restorations: A 12-month follow-up clinical study. Medicina (Kaunas). 2020 May 27;56(6):263.
6. Farzad P., Andersson L., Gunnarsson S., Sharma P. Implant stability, tissue conditions, and patient self-evaluation after treatment with osseointegrated implants in the posterior mandible. Clin Implant Dent Relat Res. 2004; 6(1):24-32.
7. Fu P.S., Lan T.H., Lai P.L., et al. Implant stability and marginal bone level changes: A 2-year prospective pilot study. J Dent Sci. 2023 Jul;18(3):1272-1279.
8. Galindo-Moreno P., Catena A., Pérez-Sayáns M., et al. Early marginal bone loss around dental implants to define success in implant dentistry: A retrospective study. Clin Implant Dent Relat Res. 2022; 24(5):630-642.
9. Matsumoto K., Inoue K., Imagawa N., et al. Examination of factor to influence dental implant stability quotient change. J Hard Tissue Biol. 2020;29(2):131-134.