THỰC TRẠNG RỐI LOẠN GIẤC NGỦ Ở NGƯỜI BỆNH RỐI LOẠN CẢM XÚC LƯỠNG CỰC HIỆN TẠI GIAI ĐOẠN TRẦM CẢM

Nguyễn Đức Tài1,, Nguyễn Văn Tuấn1,2, Nguyễn Thị Thu Hằng1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng rối loạn giấc ngủ ở người bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai đoạn trầm cảm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 110 người bệnh chẩn đoán rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai đoạn trầm cảm điều trị tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 12/2023 đến tháng 05/2024. Kết quả: Nữ giới chiếm cao hơn nam giới 70,9%. Tuổi từ 50 trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất 40%. Tuổi trung bình Và khởi phát lần lượt là 41,8 và 30,3. Có 101/ 110 người bệnh có rối loạn giấc ngủ chiếm tỷ lệ 92,8%. Thời điểm xuất hiện rối loạn giấc ngủ trước giai đoạn hiện tại chiếm tỷ lệ cao nhất 63,6%. Thời gian đi vào giấc ngủ từ 16-30 phút chiếm tỷ lệ cao nhất 29,1%, sau đó thời gian từ 31-60 phút 27,3%. Nhóm 30-39 tuổi có thời gian ngủ laị sau thức giấc dài nhất 24,4 phút; thấp nhất là nhóm dưới 20 tuổi với 17,7 phút. Số giờ ngủ mỗi đêm 5-6 giờ chiếm tỷ lệ cao nhất là 37,3%. Hiệu quả giấc ngủ kém chiếm tỷ lệ cao nhất là 39,1 %, chỉ có 13,1% người bệnh có hiệu quả giấc ngủ tốt. Kết luận: Rối loạn giấc ngủ thường gặp trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện giai đoạn trầm cảm và là một vấn đề quan trọng cần quan tâm trong chăm sóc và điều trị các người bệnh này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

O’Donovan C, Alda M. Depression Preceding Diagnosis of Bipolar Disorder. Front Psychiatry. 2020;11:500.
2. Steardo L, de Filippis R, Carbone EA, Segura-Garcia C, Verkhratsky A, De Fazio P. Sleep Disturbance in Bipolar Disorder: Neuroglia and Circadian Rhythms. Front Psychiatry. 2019;10:501.
3. Hà Lê Thị Thu. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và thực trạng điều trị trầm cảm ở người bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực tại viện sức khỏe tâm thần, Tạp Chí Y học Việt Nam 2018,165:169.
4. Bobo WV, Na PJ, Geske JR, McElroy SL, Frye MA, Biernacka JM. The relative influence of individual risk factors for attempted suicide in patients with bipolar I versus bipolar II disorder. Journal of Affective Disorders. 2018;225:489-494.
5. Jackson A, Cavanagh J, Scott J. A systematic review of manic and depressive prodromes. J Affect Disord. 2003;74(3):209-217.
6. Harvey AG, Schmidt DA, Scarnà A, Semler CN, Goodwin GM. Sleep-related functioning in euthymic patients with bipolar disorder, patients with insomnia, and subjects without sleep problems. Am J Psychiatry. 2005;162(1):50-57.
7. Esaki Y, Obayashi K, Saeki K, Fujita K, Iwata N, Kitajima T. Association between circadian activity rhythms and mood episode relapse in