CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC TRONG KÊ ĐƠN NGOẠI TRÚ CHO TRẺ EM Ở MỘT BỆNH VIỆN TẠI TỈNH KIÊN GIANG

Huỳnh Trần Hồng Lam1, Nguyễn Thắng1, Trần Thị Thuỳ Trang2, Đỗ Thanh Thuý2, Trần Thị Bé Năm2, Đặng Duy Khánh1,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh Viện Sản – Nhi tỉnh Kiên Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sự xuất hiện của các vấn đề liên quan đến thuốc là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thất bại trong điều trị. Đặc biệt việc sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả cho trẻ em cần được quan tâm hàng đầu. Mục tiêu: Xác định các vấn đề liên quan đến thuốc và đánh giá các yếu tố liên quan trong kê đơn ngoại trú cho trẻ em tại một bệnh viện tỉnh Kiên Giang. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu, được thực hiện trên đơn thuốc của trẻ từ 0 tuổi đến dưới 18 tuổi điều trị ngoại trú có bảo hiểm y tế và bác sĩ điều trị tại một bệnh viện của tỉnh Kiên Giang.  Xác định và phân loại các vấn đề liên quan đến thuốc dựa trên Quyết định số 3547/QĐ-BYT năm 2021 của Bộ Y tế. Kết quả: Trong 323 đơn thuốc ngoại trú của bệnh nhi được khảo sát, tỷ lệ xuất hiện ít nhất một vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc là 57,9%. Trong đó, tỉ lệ các vấn đề liên quan đến thuốc về liều dùng cao, thời điểm dùng thuốc trong ngày chưa hợp lý và tương tác thuốc lần lượt là 29,72%, 32,2% và 0,6%. Số lượng thuốc trong đơn và độ tuổi của bệnh nhi có liên quan đến sự xuất hiện DRP (p < 0,05). Kết luận: Tỷ lệ DRP liên quan đến kê đơn ngoại trú cho bệnh nhi là khá cao. Số lượng thuốc trong đơn và độ tuổi của bệnh nhi là những yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện DRP trong đơn thuốc.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2021), Quyết định 3547/QĐ-BYT về việc ban hành mẫu phiếu phân tích sử dụng thuốc, Phụ lục 2.
2. Lê Trần Thanh Vy, Nguyễn Thắng, Nguyễn Hương Thảo (2023). Các vấn đề liên quan đến thuốc trong đơn thuốc ngoại trú cho trẻ em tại thành phố cần thơ. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 28, 148-156
3. Lý Thanh Toàn, Lê Trần Thanh Vy, Ông Huy Thanh, Trương Lê Minh, Nguyễn Thắng, Nguyễn Minh Phương (2022). Một số vấn đề liên quan đến thuốc và một số yếu tố liên quan trong việc kê đơn thuốc ngoại trú ở một bệnh viện nhi tại Cần Thơ. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 49, 1-8.
4. AlAzmi A.A., AlHamdan H., Ahmed O., et al. (2019), Impact of the e‐prescribing system on the incidence and nature of drug‐related problems in children in a Saudi hospital, Int J Pharm Pract, 27(6), pp.578-581.
5. Jafarian K., Allameh Z., Memarzadeh M., et al. (2019), The Responsibility of Clinical Pharmacists for the Safety of Medication Use in Hospitalized Children: A Middle Eastern Experience”, J Res Pharm Pract, 8(2), pp.83-91.
6. Pharmaceutical Care Network Europe Association (2020), PCNE classification V9.1
7. Paul S., Whibley J., John S. (2011), Challenges in paediatric prescribing, Nurse Prescribing, 9(5), pp.220-226.
8. Wang H. Y. et al. (2017), Cross-sectional investigation of drug-related problems among adults in a medical center outpatient clinic: application of virtual medicine records in the cloud, Pharmacoepidemiol Drug Saf, 26(1), pp.71-80.