ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TỬ VONG Ở NGƯỜI BỆNH COVID-19 NẶNG, ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÀ ĐÔNG (2021-2022)
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố nguy cơ tử vong ở người bệnh covid -19 nặng. Phương pháp: Chúng tôi hồi cứu 412 người bệnh covid -19 nặng, điều trị tại bệnh viện đa khoa Hà Đông, giai đoạn 2021 - 2022. Kết quả: Tỷ lệ nam/nữ = 1,07, bệnh gặp mọi nhóm tuổi, 73,79% ở nhóm > 60 tuổi, tỷ lệ người có bệnh nền là 70,1%, và 66,7% chưa tiêm vắc xin Covid-19. Biểu hiện lâm sàng hay gặp là ho (81,1%), sốt (64,6%), đau ngực (62,9%), đặc biệt là các tình trạng rối loạn tuần hoàn (nhịp tim và huyết áp bất thường, lần lượt là 59,4% và 44%), ý thức (giảm/hôn mê 36,2%, bứt rứt/mệt 9,7%), vô niệu/thiểu niệu (32,5%). Trên xét nghiệm: nhiều chỉ số rối loạn, như huyết học, sinh hóa, đông máu, khí máu và tổn thương trên phim X-Quang phổi. Phân tích hồi qui logistic đa biến, các chỉ số có giá trị tiên lượng tử vong độc lập là bạch cầu >10G/l (OR=2,6; p=<0,01); Tiểu cầu <150x103/mm3 (OR=2,4; p=0,01); Ure >7,5mmo/l (OR=2,7; p=<0,01); Creatinin >120µmol/l (OR=2,6; p=<0,01) và LDH >500ng/ml (OR=2,8; p=<0,01). Kết luận: Biểu hiện lâm sàng ở người bệnh CoVid-19 nặng không đặc hiệu, cần có giải pháp chẩn đoán sớm dựa trên xét nghiệm sàng lọc và áp dụng các chỉ số tiên lượng để can thiệp điều trị phù hợp, giảm nguy cơ tử vong.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
COVID-19, SARS-CoV-2, bệnh covid -19 nặng, tiên lượng covid-19 nặng.
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y Tế (2023). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 (Ban hành kèm theo Quyết định số 2671 /QĐ-BYT ngày 26/06/2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
3. Booth A, Reed AB, Ponzo S, et al (2021). Population risk factors for severe disease and mortality in COVID-19: A global systematic review and meta-analysis. PLOS ONE. 16(3):e0247461.
4. Zhou F, Yu T, Du R, et al (2020). Clinical course and risk factors for mortality of adult inpatients with COVID-19 in Wuhan, China: a retrospective cohort study. The Lancet. 395(10229):1054-1062.
5. Wang J, Zheng X, Chen J (2021). Clinical progression and outcomes of 260 patients with severe COVID-19: an observational study. Scientific Reports. 11(1):3166.
6. Phạm Minh Tuấn, Tr. V. Giang, P. N. Thạch (2022). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố tiên lượng tử vong bệnh nhân covid-19 mức độ nặng, nguy kịch. Tạp chí Y học Việt nam;518 (1):124-128.
7. Wang H SB, Li X, Wang Y, Yang Z. (2022). Clinical analysis of severe COVID-19 patients. Technol Health Care.30(S1):225-234. doi: 210.3233/THC-228021. PMID: 35124599; PMCID: PMC39028659.
8. Gao Y-d, Ding M, Dong X, et al (2021). Risk factors for severe and critically ill COVID-19 patients: A review. Allergy.76(2):428-455.
9. Hu J, Wang Y. (2021). The Clinical Characteristics and Risk Factors of Severe COVID-19. Gerontology. 67(3):255-266.
10. Nguyễn Kim Thư Ph. B. Hiền, D. Q. Bảo (2024). Một số yếu tố tiên lượng tử vong của bệnh nhân covid-19 nặng và nguy kịch tại bệnh viện Đống Đa. Tạp chí nghiên cứu y học. 175 (02):11-17.