ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TÌNH TRẠNG NHIỄM SẮC NƯỚU TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Phạm Bảo Chung1,, Lê Nguyên Lâm1, Nguyễn Quang Tâm1, Trần Huỳnh Trung1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Màu sắc của nướu là một vấn đề thẩm mỹ quan trọng, đặc biệt với những người có nụ cười lộ nướu. Hiểu rõ các đặc điểm, sự phân bố và các yếu tố ảnh hưởng đến sắc tố nướu đóng vai trò then chốt trong việc phát triển chiến lược điều trị hiệu quả. Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá đặc điểm lâm sàng tình trạng nhiễm sắc nướu tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên mô tả cắt ngang trên 51 đối tượng có tình trạng nhiễm sắc nướu đến khám tại phòng khám Răng Hàm Mặt bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 03/2023 đến tháng 05/2024. Kết quả: Tổng cộng 51 người tham gia nghiên cứu, với nhóm trên 30 tuổi chiếm 54,9%, tỷ lệ nam/nữ là 1,3/1. Tỷ lệ nhiễm sắc nướu ở hàm trên chiếm 52,9%, phân nhóm chỉ số OPI trung bình nặng chiếm 58,8%. Về đặc điểm hình thái nướu theo 4 vị trí hàm theo phân loại Hedin, hình thái nướu loại 1 chiếm tỷ lệ cao ở cả 4 vị trí hàm, hình thái nướu loại 2,3, 4 có tỷ lệ thấp ở tất cả các vị trí. Đánh giá đặc điểm sắc tố nướu theo phân loại Ponnaiyan, hình thái chỉ tăng sắc tố ở nướu dính cao nhất ở tất cả các vị trí, đặc biệt là ở 2 nửa hàm dưới (đều chiếm 37,3%). Kết luận: Tỷ lệ nhiễm sắc nướu tương đương ở 2 hàm, chỉ số OPI trung bình-nặng chiếm đa số (58,8%). Hình thái nhiễm sắc nướu ở một hoặc hai đơn vị sắc tố đơn độc ở nướu theo phân loại Hedin chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả 4 vị trí hàm. Đặc điểm sắc tố nướu theo phân loại Ponnaiyan, phân loại chỉ tăng sắc tố ở nướu dính có tỷ lệ cao nhất ở tất cả các vị trí, đặc biệt cao nhất ở 2 nửa hàm dưới.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phan Anh Chi. Nguyễn Thị Tín. Điều trị tăng sắc tố nướu bằng laser diode. Tạp chí Y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế. 2023. 88/2023, tr.50-55.
2. Dummett CO. Barens G. Oromucosal pigmentation: an updated literary review. J Periodontol. 1971;42(11):726-736. doi:10.1902/ jop.1971.42.11.726.
3. Hanioka T, Tanaka K, Ojima M, Yuuki K. Association of melanin pigmentation in the gingiva of children with parents who smoke. Pediatrics. 2005; 116(2):e186-e190. doi:10.1542/peds.2004-2628.
4. Hedin CA. Smokers' melanosis. Occurrence and localization in the attached gingiva. Arch Dermatol. 1977;113(11):1533-1538. doi:10.1001/ archderm.113.11.1533.
5. Koca-ünsal RB, Kasnak G, Firatli E. Comparison of Diode Laser and Conventional Method in Treatment of Gingival Melanin Hyperpigmentation. EADS. 2021;48(3):95-100. https://doi.org/10.52037/eads.2021.0030.
6. Nguyễn Huỳnh Mai. Trần Huỳnh Trung và cộng sự. Clinical features of gingival hyperpigmentation in vietnamese outpatients. 2023. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, (5), 104-111.
7. Trần Yến Nga. Lê Thiện Quang. Nguyễn Bảo Trân. Nguyễn Thị Kim Chi. Hiệu quả của laser diode 810nm và dao mổ trong điều trị nướu nhiễm sắc melanin sinh lý. Tạp chí Y học Việt Nam. 2024. 536(1B), 259-263. https://doi.org/ 10.51298/vmj.v536i1B.8823.
8. Ponnaiyan D. Gomathy L. et al. The correlation of skin color and gingival pigmentation patterns in a group of South Indians in Tamil Nadu, India. SRM Journal of Research in Dental Sciences. 2013. 4(2):p 54-58. doi: 10.4103/0976-433X.120178.
9. Trần Huỳnh Trung. Huỳnh Văn Trương. Nguyễn Minh Khởi và cộng sự. Bước đầu khảo sát tình trạng nhiễm sắc melanin nướu và các yếu tố liên quan trên những bệnh nhân đến khám tại Khoa Răng Hàm Mặt Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2019. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2020. (26), 9-1