ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CHỬA NGOÀI TỪ CUNG VỠ CÓ SỐC TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103

Đào Nguyên Hùng1,, Hoàng Văn Sơn1
1 Bệnh viện Quân Y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị chửa ngoài tử cung vỡ có sốc tại Bệnh viện Quân y 103 từ năm 2020 - 2023. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mổ tả cắt ngang trên 100 bệnh nhân được chẩn đoán chửa ngoài tử cung vỡ có sốc điều trị tại Bệnh viện Quân Y 103 từ năm 2020 - 2023. Kết quả: Có 25 bệnh nhân được điều trị bằng phẫu thuật mở bụng chiếm 25% và 75 bệnh nhân được điều trị phẫu thuật nội soi chiếm 75%. Thời gian phẫu thuật trung bình của nhóm phẫu thuật mở bụng là 52,02±8,38phút, của nhóm phẫu thuật nội soi là 59,84±9,84phút. Lượng máu mất trong ổ bụng trung bình của nhóm phẫu thuật mở bụng là 1986,16±377,96ml, của nhóm phẫu thuật nội soi là 926,87±256,78ml. 100% bệnh nhân phẫu thuật mở bụng phải truyền máu, với phẫu thuật nội soi là 78,67%. Lượng máu truyền trung bình của nhóm phẫu thuật mở bụng là 821,09±351,80 ml, của nhóm phẫu thuật nội soi là 294,52±285,01 ml. Có 4% bệnh nhân nhóm phẫu thuật mở bụng và 17,33% bệnh nhân nhóm phẫu thuật nội soi sử dụng kháng sinh dự phòng, thời gian dùng kháng sinh trung bình của nhóm phẫu thuật mở bụng là 4,27±1,23 ngày, của nhóm phẫu thuật nội soi là 2,84±1,54 ngày. Số liều giảm đau sau mổ trung bình của nhóm phẫu thuật mở bụng là 2,34±0,48 liều, của nhóm phẫu thuật nội soi là 1,58±0,52 liều. Thời gian nằm viện trung bình của nhóm phẫu thuật mở bụng 4,48±1,14ngày, của nhóm phẫu thuật nội soi là 3,78±0,95ngày. Kết luận: Tỉ lệ điều trị chửa ngoài tử cung vỡ có sốc bằng phẫu thuật mở bụng là 25%, phẫu thuật nội soi là 75%. Nhóm phẫu thuật nội soi có thời gian phẫu thuật trung bình dài hơn nhóm phẫu thuật mở bụng có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Nhóm phẫu thuật nội soi có lượng máu mất trong ổ bụng trung bình và lượng máu truyền trung bình ít hơn so với nhóm phẫu thuật mổ mở có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Nhóm phẫu thuật nội soi có số ngày sử dụng kháng sinh trung bình ngắn hơn, số liều giảm đau trung bình ít hơn và thời gian nằm viện trung bình ngắn hơn so với nhóm phẫu thuật mở bụng sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Vương Tiến Hoà, Võ Mạnh Hùng, (2013) Nghiên cứu chẩn đoán và xử trí chửa ngoài tử cung tại Bệnh viện Phụ Sản Thanh Hoá. Y học thực hành. 11(886): p. 44-49.
2. Cohen A., et.al. (2013) Laparoscopy versus laparotomy in the management of ectopic pregnancy with massive hemoperitoneum. International Journal of Gynecology and Obstetrics. 123: p. 139-141.
3. Ding D. C., et al. (2008) Laparoscopic management of tubal ectopic pregnancy.Scientific Paper. 2008(12): p. 273-276.
4. Nguyễn Viết Trung, Đào Nguyên Hùng (2016) Kết quả phẫu thuật nội soi điều trị CNTC thể ngập máu ổ bụng tại Bệnh viện Quân y 103.Tạp chí y dược học Quân sự. 2: p. 155-158.
5. Phạm Ngọc Hà (2017) Thực trạng phẫu thuật nội soi trong điều trị chửa ngoài tử cung tại bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình từ 1/2014-6/2015. Tạp chí y học Việt Nam. 451: p. 116-120.
6. Akrong E., et al. (1999) Ectopic pregnancy - Laparoscopic management in a district general hospital.Journal of obstetrics and gynecology. 19(6): p. 636-639.