TẦN SUẤT, ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH NỘI SOI CỦA VIÊM TÚI THỪA ĐẠI TRÀNG

Phol Punlork1, Đào Văn Long1,2,3, Đào Việt Hằng2,3,4,
1 Trường Đại học Y Hà Nội,
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội,
3 Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật
4 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm khảo sát tần suất, mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh nội soi ở bệnh nhân viêm túi thừa đại tràng. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện tại Phòng khám đa khoa Hoàng Long từ tháng 8/2023 đến tháng 8/2024. Đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhân được nội soi đại tràng, đủ tiêu chuẩn lựa chọn. Thông tin lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh nội soi của bệnh nhân viêm túi thừa đại tràng được thu thập và phân loại theo thang điểm DICA. Kết quả: Có tổng cộng 945 bệnh nhân nội soi đại tràng được thu tuyển, với 171 bệnh nhân có túi thừa (18,1%), trong đó túi thừa xuất hiện nhiều nhất ở manh tràng (54,4%) và đại tràng lên (48,5%). Phần lớn bệnh nhân có túi thừa không biến chứng (DICA 1) chiếm 95,3%, trong khi viêm túi thừa nghiêm trọng (DICA 3) chỉ chiếm 3,5%. Bệnh nhân viêm túi thừa có mức bạch cầu cao hơn đáng kể so với nhóm túi thừa không viêm. Kết luận: Tỷ lệ túi thừa đại tràng ở bệnh nhân nội soi đại tràng ở mức cao, trong đó hầu hết chưa có biến chứng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

M. Rezapour, S. Ali và N. Stollman (2018), "Diverticular Disease: An Update on Pathogenesis and Management", Gut Liver, 12(2), tr. 125-132.
2. L. L. Strate và A. M. Morris (2019), "Epidemiology, Pathophysiology, and Treatment of Diverticulitis", Gastroenterology, 156(5), tr. 1282-1298.e1.
3. L. Lamanna và P. E. Moran (2018), "Diverticular Disease: Traditional and Evolving Paradigms", Gastroenterol Nurs, 41(2), tr. 111-119.
4. G. Cambiè, A. Violi, C. Miraglia và các cộng sự. (2018), "Development and usefulness of the new endoscopic classification: DICA", Acta Biomed, 89(9-s), tr. 113-118.
5. A. T. Hawkins, P. E. Wise, T. Chan và các cộng sự. (2020), "Diverticulitis: An Update From the Age Old Paradigm", Curr Probl Surg, 57(10), tr. 100862.
6. K. Shahedi, G. Fuller, R. Bolus và các cộng sự. (2013), "Long-term risk of acute diverticulitis among patients with incidental diverticulosis found during colonoscopy", Clin Gastroenterol Hepatol, 11(12), tr. 1609-13.
7. P. Lê, H. Blondon và C. Billey (2004), "[Right colon diverticulitis]", J Chir (Paris), 141(1), tr. 11-20.
8. T. G. Parks (1975), "Natural history of diverticular disease of the colon", Clin Gastroenterol, 4(1), tr. 53-69.
9. A. G. Epifani, D. Cassini, R. Cirocchi và các cộng sự. (2021), "Right sided diverticulitis in western countries: A review", World J Gastrointest Surg, 13(12), tr. 1721-1735.
10. A. F. Peery, A. Shaukat và L. L. Strate (2021), "AGA Clinical Practice Update on Medical Management of Colonic Diverticulitis: Expert Review", Gastroenterology, 160(3), tr. 906-911.e1.