ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ TÍNH KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN ENTEROBACTER SPP. PHÂN LẬP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC NINH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu dặc điểm phân bố và tính kháng kháng sinh của vi khuẩn Enterobacter spp. phân lập tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2019 – 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả, đối tượng nghiên cứu là các chủng vi khuẩn Enterobacter spp. phân lập tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2019 – 2022. Kết quả: Trong tổng số 74 chủng Enterobacter spp. phân lập được trong thời gian nghiên cứu từ năm 2019 đến 2022, số chủng phân lập được từ nam giới chiếm 60,8% cao gấp 1,5 so với số chủng phân lập được ở nữ giới (39,2%). Bệnh phẩm dịch đường hô hấp có tỷ lệ phân lập được Enterobacter cao nhất (41,9%), tỷ lệ này ở các bệnh phẩm dịch vết thương, nước tiểu và máu lần lượt là 33,8%; 13,5% và 10,8%. Tỷ lệ Enterobacter spp. phân lập được cao nhất ở khoa Nội hô hấp (24,3%), tiếp theo là khoa Ngoại chấn thương (16,2%); thấp nhất là khoa Da liễu và Trung tâm tim mạch với tỷ lệ là 1,4%. Enterobacter spp. có tỷ lệ kháng cao nhất với cefuroxime (66,2%), tiếp đến là ceftriaxone và cefotaxime với tỷ lệ lần lượt là 55,2% và 53,6%. Ngược lại Enterobacter spp. có tỷ lệ nhạy cảm cao nhất với amikacin (70,3%), tiếp theo là tỷ lệ nhạy cảm với các kháng sinh imipenem (64,7%), chloramphenicol (64,2%) và piperacillin/tazobactam (60,0%). Kết luận: Nghiên cứu cho thấy Enterobacter spp. chủ yếu gây nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn vết thương và nhiễm khuẩn tiết niệu. Enterobacter spp. kháng cao nhất với cefuroxime, ceftriaxone và cefotaxime. Vi khuẩn này có tỷ lệ nhạy cảm cao nhất với amikacin, imipenem, chloramphenicol.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Enterobacter spp., kháng kháng sinh, vi khuẩn
Tài liệu tham khảo
2. Amy L. Leber, Clinical Microbiology Procedures Handbook. 2016: ASM Press.
3. Clinical and Laboratory Standards Institute, Performance Standards for Antimicrobial Susceptibility Testing. 33rd ed. CLSI supplement M100 (2023).
4. Jari Intra, et al., (2023), Antimicrobial Resistance Patterns of Enterobacter cloacae and Klebsiella aerogenes Strains Isolated from Clinical Specimens: A Twenty-Year Surveillance Study. Antibiotics (Basel). 2023 Apr; 12(4): 775.
5. Malekzadegan, et al., (2017), Antimicrobial Resistance Pattern and Frequency of Multiple-Drug Resistant Enterobacter Spp. at A Tertiary Care Hospital in Southwest of Iran. Journal of Krishna Institute of Medical Sciences (JKIMSU), 2017, Vol 6, Issue 2, p33.
6. Phạm Thị Vân, và cs (2023), Tính kháng kháng sinh của các chủn vi khuẩn Enterbacteriaceae phân lập tại bệnh viện E (2018 – 2020). Truyền nhiễm Việt Nam, Số 01 (41) 2023, tr 67 – 73.
7. Zeinab Mohseni Afsha, et al., (2021), The Prevalence and Pattern of Enterobacter Antibiotic Resistance in the Patients Admitted to Imam Reza Hospital in Kermanshah, Iran (2016 - 2018). Journal of Kermanshah University of Medical Sciences, Vol. 25, Issue 1, Mar 2021.
8. Sang-Ho Choi, et al., (2008), Emergence of Antibiotic Resistance during Therapy for Infections Caused by Enterobacteriaceae Producing AmpC β-Lactamase: Implications for Antibiotic Use. Antimicrobial Agents and Chemotherapy, Volume 52, Number 3, March 2008.