HIỆU QUẢ CỦA PIRACETAM TRÊN BỆNH LÝ VIÊM VÕNG MẠC SẮC TỐ: NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP

Lê Đỗ Thuỳ Lan1,, Lê Đỗ Tấn Sang2
1 Trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch.
2 Phòng khám Mắt thuộc Công ty TNHH MTV PKĐK Thanh Quan

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị của Piracetam trên bệnh lý viêm võng mạc sắc tố. Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo ca lâm sàng thử nghiệm off label điều trị viêm võng mạc sắc tố với Piracetam 12g/lọ, 4 đợt điều trị trong 12 tháng.  Kết quả: Bệnh nhân nam, 29 tuổi, đến khám vì hai mắt mù. Thị lực hai mắt Bóng bàn tay, thị lực bên mất hoàn toàn. Khám ghi nhận bán phần trước bình thường, đáy mắt có các sắc tố dạng tế bào hình xương rải rác khắp chu biên võng mạc, lan vùng hoàng điểm. Bệnh nhân được chẩn đoán viêm võng mạc sắc tố và được điều trị với Piracetam tiêm tĩnh mạch liều 12g/ngày nhiều đợt, mỗi đợt kéo dài 5 - 10 ngày liên tiếp. Sau 4 đợt điều trị, thị lực mắt phải đạt ĐNT 0,7m và mắt trái đạt ĐNT 1,5m, thị lực bên ở hai mắt mở rộng về phía thái dương 135 độ. Kết luận: Viêm võng mạc sắc tố là bệnh lý đe doạ thị lực nặng nề từ lúc trẻ tuổi. Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các liệu pháp điều trị nhắm vào gen và tế bào học với giá thành rất cao, chỉ sử dụng cho từng nhóm bệnh nhân có đột biến gen cụ thể. Điều trị bằng Piracetam trong thử nghiệm off label này bước đầu đã cải thiện mức thị lực thấp, tuy nhiên bệnh nhân đã tự sinh hoạt hằng ngày.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Cross N, van Steen C, Zegaoui Y, Satherley A, Angelillo L. Current and Future Treatment of Retinitis Pigmentosa. Clin Ophthalmol. 2022; 16:2909-21.
2. Das Gupta BK, Sen GC. Tissue Therapy - An analysis of the result obtained by the use of aqueous extract of human placenta in 50 unselected cases. Indian Journal of Ophthalmology. 1953;1(2):57-60.
3. Ou C, Jiang P, Tian Y, Yao Z, Yang Y, Peng J, et al. Fructus Lycii and Salvia miltiorrhiza Bunge extract alleviate retinitis pigmentosa through Nrf2/HO-1 signaling pathway. J Ethnopharmacol. 2021;273:113993.
4. Kang S, Lorach H, Bhuckory MB, Quan Y, Dalal R, Palanker D. Retinal Laser Therapy Preserves Photoreceptors in a Rodent Model of MERTK-Related Retinitis Pigmentosa. Transl Vis Sci Technol. 2019;8(4):19.
5. Farvardin M, Afarid M, Attarzadeh A, Johari MK, Mehryar M, Nowroozzadeh MH, et al. The Argus-II Retinal Prosthesis Implantation; From the Global to Local Successful Experience. Front Neurosci. 2018;12:584.
6. Verma DK, Gupta S, Biswas J, Joshi N, Singh A, Gupta P, et al. New therapeutic activity of metabolic enhancer piracetam in treatment of neurodegenerative disease: Participation of caspase independent death factors, oxidative stress, inflammatory responses and apoptosis. Biochim Biophys Acta Mol Basis Dis. 2018;1864(6 Pt A):2078-96.
7. Cohen PA, Zakharevich I, Gerona R. Presence of Piracetam in Cognitive Enhancement Dietary Supplements. JAMA Intern Med. 2020;180(3):458-9.
8. Yu DY, Cringle SJ, Su EN, Yu PK. Intraretinal oxygen levels before and after photoreceptor loss in the RCS rat. Invest Ophthalmol Vis Sci. 2000;41(12):3999-4006.