ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH UNG THƯ VÚ HER2-DƯƠNG TÍNH TẠI VIỆT NAM THEO THANG ĐO QLQ-C30
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Ung thư vú (UTV) đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của y tế thế giới, đây là loại ung thư phổ biến nhất trên phụ nữ. Việc đánh giá chất lượng sống (CLS) của người bệnh UTV giúp bác sĩ cân nhắc hướng điều trị, so sánh các phương pháp điều trị hiện hành và đánh giá các phương pháp điều trị mới. Đề tài này nhằm đánh giá chất lượng sống của bệnh nhân ung thư vú bằng bộ câu hỏi chuyên biệt dành cho người bệnh UTV EORTC QLQ-C30. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang dựa trên dữ liệu thu thâp từ phiếu khảo sát và hồ sơ bệnh án của người bệnh UTV HER2 dương tính điều trị tại 6 bệnh viện (BV) bao gồm BV Bạch Mai, BV Ung Bướu Hà Nội, BV K Trung Ương, BV Ung Bướu Đà Nẵng, BV Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh và BV Chợ Rẫy. Nghiên cứu đánh giá CLS bằng thang đo QLQ-C30 và sử dụng phép kiểm thống kê phù hợp với độ tin cậy 95%. Kết quả: Mẫu nghiên cứu bao gồm 338 người bệnh nữ với độ tuổi trung bình 53,87 ± 9,97 tuổi, phần lớn mẫu thuộc giai đoạn sớm (55,7%) và chưa di căn (76,6%). Dựa trên thang đo QLQ-C30 nghiên cứu ghi nhận điểm CLS tổng quát có giá trị trung bình 60,11 ± 15,80. Ở thang điểm chức năng, cảm xúc, thể chất và nhận thức là 3 phương diện có số điểm cao nhất với giá trị lần lượt 77,79 ± 21,54; 75,35 ± 17,75 và 74,11 ± 22,92. Ở thang điểm triệu chứng, khó khăn tài chính và mất ngủ là vấn đề phổ biến và nghiêm trọng với số điểm khá cao (55,82 ± 32,69 và 37,77 ± 30,11; tương ứng). Kết luận: Người bệnh ung thư vú HER2-dương tính có chất lượng sống ở mức khá với điểm chất lượng sống tổng quát 60,11 ± 15,80 điểm. Chức năng thể chất, cảm xúc và nhận thức có điểm số tương đối tốt, tuy nhiên quá trình điều trị mang lại khó khăn tài chính cho người bệnh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
chất lượng sống, ung thư vú HER2 dương tính, QLQ-C30
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Văn Cầu (2020), Nghiên cứu điều trị ung thư vú giai đoạn di căn bằng hóa trị phối hợp anthracycline và taxane, Sản phụ khoa, Đại học Y Dược Huế.
3. NNguyễn Thị Thu Thuỷ và cs. (2014), "Đánh giá gánh nặng kinh tế bệnh ung thư vú tại Việt Nam". 18, pp. 319-323.
4. Nguyễn Thu Hà và cs. (2017), "Chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư vú sử dụng thang đo QLQ-C30 và một số yếu tố liên quan tại một số bệnh viện Ung bướu tại Việt Nam", Tạp Chí Y học Dự Phòng. 27 (5).
5. Phạm Đình Hoàng và cs. (2019), "Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nữ ung thư vú được điều trị tại Bệnh viện Quận Thủ Đức", Tạp chí Y học TP.HCM. 23 (5), pp. 141-147.
6. Do T. T. et al. (2020), "Contamination, suffering and womanhood: Lay explanations of breast cancer in Central Vietnam", Social Science & Medicine. 266, pp. 113360.
7. Ho P. J. et al. (2018), "Health-related quality of life in Asian patients with breast cancer: a systematic review", BMJ Open. 8 (4), pp. e020512.
8. Sung H. et al. (2021), "Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries", CA Cancer J Clin. 71 (3), pp. 209-249.
9. Tsaras K. et al. (2018), "Assessment of Depression and Anxiety in Breast Cancer Patients: Prevalence and Associated Factors", Asian Pac J Cancer Prev. 19 (6), pp. 1661-1669.
10. Fayers P. M., N. Aaronson, and K. Bjordal, "The EORTC QLQ-C30 scoring manual (3rd Edition)", Journal of the National Cancer Institute 1993. 85, pp. 365-376.