MÔ HÌNH BỆNH TAI MŨI HỌNG NGOẠI TRÚ Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1: NGHIÊN CỨU HỒI CỨU 2020-2023

Phạm Đình Nguyên1,, Bùi Đoàn Hải Linh1
1 Bệnh viện Nhi đồng 1

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm xác định mô hình bệnh tật tai mũi họng ngoại trú ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi đồng 1 trong thời gian từ 1/1/2020 đến 31/12/2023, đồng thời đánh giá xu hướng thay đổi mô hình bệnh tật sau đại dịch COVID_19. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu được thực hiện dựa vào dữ liệu hệ thống quản lý bệnh nhân (HIS) trên các bệnh nhân khám tại các phòng khám chuyên khoa Tai mũi họng tại Khoa Khám Bệnh trong thời gian thực hiện nghiên cứu. Kết quả: trong 04 năm, có 212.563 lượt khám ngoại trú tai mũi họng, chiếm 4,8% tổng lượt khám ngoại trú toàn viện. Có tổng cộng 178 mã ICD_10 đã được ghi nhận. Tuy nhiên các mã này phân bố rất rải rác, có 5 mã ICD phổ biến tỷ lệ cao  nhất bao gồm viêm VA và amidan phì đại (23,1%), viêm mũi dị ứng (18,4%), viêm tai giữa mạn tính (15,9%), viêm xoang cấp (12,4%) và viêm họng cấp (7,1%). Thời gian điều trị trung bình là 6,63 ngày và số thuốc trung bình là 3 loại thuốc/lượt khám. Có sự gia tăng đáng kể về tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán viêm mũi dị ứng sau đại dịch COVID_19. Kết luận: Bệnh nhân có bệnh lý tai mũi họng chiếm tỷ lệ cao trong số bệnh nhân khám bệnh nhân ngoại trú. Sự gia tăng của bệnh nhân mắc bệnh tai mũi họng, đặc biệt là viêm mũi dị ứng sau đại dịch COVID_19 là vấn đề cần đặc biệt lưu ý trong việc xây dựng các chiến lược can thiệp để phòng bệnh mang tính cộng đồng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Onotai LO, Osuji AE, Mbalaso OC, Nwankwo BE. Evaluation of Common Ear, Nose and Throat Diseases in Rivers State, Nigeria. Ann Clin Otolaryngol. 2020; 5(1):1043..
2. Mahfuz S, et al. Pattern of ENT-Head and Neck Diseases in Outpatient Department in a District Level Hospital in Bangladesh. Bangladesh J Otorhinolaryngol 2017; 23(1): 74-82
3. Kishve, S.P., Kumar, N., Kishve, P.S., Aarif, A.M.M. and Kalakoti, P. (2010) Ear, Nose and Throat Disorders in Paediatric Patients at a Rural Hospital in India. Australasian Medical Journal, 3, 786-790.
4. Kansen HM et al. Risk factors for atopic diseases and recurrent respiratory tract infections in children. Pediatr Pulmonol. 2020 Nov; 55 (11): 3168-3179.
5. Bann DV et al. Best Practice Recommendations for Pediatric Otolaryngology during the COVID-19 Pandemic. Otolaryngol Head Neck Surg. 2020 Jun;162(6):783-794.
6. Briggs DC, Ikenga VO, Oparaodu UA, Mbak E. The pattern of paediatric otorhinolaryngological disorders seen at the Rivers State University Teaching Hospital, South-south Nigeria: a 3-year review. Pan Afr Med J. 2022 Jun 3;42:94.