MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ CỦA MỘT SỐ CYTOKINE, KHÁNG THỂ VÀ MỨC ĐỘ HOẠT ĐỘNG CỦA VIÊM KHỚP DẠNG THẤP

Lưu Văn Ái1,
1 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nồng độ các cytokine huyết thanh và mối liên hệ của chúng với mức độ hoạt động của bệnh viêm khớp dạng thấp đã và đang trở thành chủ đề của nhiều nghiên cứu trên thế giới. Tuy nhiên, dữ liệu về vấn đề này còn khan hiếm tại Việt Nam. Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá mối tương quan giữa nồng độ một số cytokine với chỉ số DAS28 và VAS ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 62 bệnh nhân viêm khớp dạng thấp được chẩn đoán và điều trị tại khoa Nội Cơ Xương khớp, Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 4/2023 đến tháng 1/2024. Kết quả: Quần thể bệnh nhân tham gia nghiên cứu có tuổi trung bình là 56,7 ± 9,8, tỷ lệ nam/nữ xấp xỉ 1/4. Kết quả cho thấy nồng độ các cytokine và kháng thể được khảo sát đều tăng cao. Điểm VAS, điểm DAS28 và nồng độ CRP trung bình lần lượt là 36,71 ± 16,12; 7,17 ± 0,89 và 63,28 ± 60,48 mg/L thể hiện mức độ hoạt động trung bình - nặng của bệnh viêm khớp dạng thấp. Phân tích tương quan Spearman cho thấy IL-1α, IL-4, VEGF, IFN-γ, TNF-α và RF tương quan thuận với điểm DAS28 (p < 0,05). Trong đó, IL-1α, IL-4 và IFN-γ thể hiện mối tương quan trung bình (r: 0,378; 0,309 và 0,308), VEGF, TNF-α và RF thể hiện mối tương quan yếu (r: là 0,243; 0,268 và 0,236). Đối với điểm VAS, chỉ IL-1α, IL-4 và IFN-γ cho thấy mối tương quan thuận mức độ trung bình (r: 0,331; 0,314 và 0,300; p < 0,01). Kết luận: Phát hiện chính của nghiên cứu chỉ ra trong bối cảnh bệnh hoạt động trung bình - mạnh, một số dấu ấu cytokine có mối tương quan thuận đáng kể với điểm VAS và điểm DAS28 bao gồm IL-1α, IL-4 và IFN-γ. Đồng thời, VEGF, TNF-α và RF cũng thể hiện mối tương quan yếu với điểm DAS28.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Aletaha D., Neogi T., Silman A.J., et al. 2010 Rheumatoid arthritis classification criteria: an American College of Rheumatology/European League Against Rheumatism collaborative initiative. Arthritis Rheum. 2010; 62(9):2569-2581.
2. Alunno A., Carubbi F., Giacomelli R., Gerli R. Cytokines in the pathogenesis of rheumatoid arthritis: new players and therapeutic targets. BMC Rheumatol. 2017; 1:3.
3. Burska A., Boissinot M., Ponchel F. Cytokines as biomarkers in rheumatoid arthritis. Mediators Inflamm. 2014; 2014:545493.
4. Dissanayake K,. Jayasinghe C., Wanigasekara P., Sominanda A. Potential applicability of cytokines as biomarkers of disease activity in rheumatoid arthritis: Enzyme-linked immunosorbent spot assay-based evaluation of TNF-α, IL-1β, IL-10 and IL-17A. PLoS One. 2021; 16(1):e0246111.
5. Koper-Lenkiewicz O.M., Gińdzieńska-Sieśkiewicz E., Kamińska J., et al. Could IL-1β, IL-6, IFN-γ, and sP-selectin serum levels be considered as objective and quantifiable markers of rheumatoid arthritis severity and activity? Reumatologia. 2022; 60(1):16-25.
6. Li B., Guo Q., Wang Y., et al. Increased serum interleukin-2 levels are associated with abnormal peripheral blood natural killer cell levels in patients with active rheumatoid arthritis. Mediators Inflamm. 2020; 2020:6108342.
7. Meyer P.W., Hodkinson B., Ally M., et al. Circulating cytokine profiles and their relationships with autoantibodies, acute phase reactants, and disease activity in patients with rheumatoid arthritis. Mediators Inflamm. 2010; 2010:158514.
8. Osiri M., Wongpiyabovorn J., Sattayasomboon Y., Thammacharoenrach N. Inflammatory cytokine levels, disease activity, and function of patients with rheumatoid arthritis treated with combined conventional disease-modifying antirheumatic drugs or biologics. Clin Rheumatol. 2016; 35(7):1673-1681.
9. Sokolova M.V., Schett G., Steffen U. Autoantibodies in rheumatoid arthritis: historical background and novel findings. Clin Rev Allergy Immunol. 2022; 63(2):138-151.