ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA NGƯỜI BỆNH U LYMPHO KHÔNG HODGKIN TẾ BÀO B LỚN LAN TỎA BIỂU HIỆN Ở VÚ

Lại Thị Thanh Hà1,, Nguyễn Thị Thu Hường2,3
1 Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa
2 Trường đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh u lympho không Hodgkin tế bào B lớn lan tỏa (DLBCL) biểu hiện ở vú. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả trên 33 người bệnh DLBCL biểu hiện ở vú điều trị tại bệnh viện K từ tháng 01/2019 đến tháng 6/2024. Kết quả: Tuổi trung bình là 52; nhóm tuổi hay gặp nhất là 41-60 (51,5%). 100% người bệnh là nữ. Thời gian phát hiện bệnh trung bình là 2,72 tháng, phần lớn 1-3 tháng (69,7%). Triệu chứng thường gặp nhất là u vú không đau chiếm 78,8%, ngoài ra 9,1% sờ thấy hạch nách to, 12,2% sưng đau vú; 24,2% có triệu chứng B. 48,5% u biểu hiện vú phải, 30,3% biểu hiện vú trái và 21,2% ở cả hai vú với 21,2% u bulky. 27,2% có thiếu máu, 100% không có biểu hiện xâm lấn tủy. 45,5% tăng B2-M, 15,2% có LDH tăng. Siêu âm: 90,9% có giảm âm, 60,6% biểu hiện một khối, 97% bờ không đều; X-quang tuyến vú: tăng đậm độ 94,7%. 100% được chẩn đoán bằng mô bệnh học (81,8% sinh thiết trước mổ và 18,2% bệnh phẩm sau mổ): 90,9% tip không tâm mầm và 69,7% có chỉ số Ki67 cao >70%. Chỉ số tiên lượng NCCN-IPI: 39,4% nguy cơ thấp và 54,5% nguy cơ trung bình - thấp. Kết luận: DLBCL biểu hiện ở vú thường gặp ở nữ trong độ tuổi 41-60, với thời gian phát hiện bệnh < 3 tháng và triệu chứng thường gặp là khối u vú không đau. U có thể ở nhiều vị trí với hình ảnh giảm âm trên siêu âm, tăng đậm độ trên chụp X-quang tuyến. Mô bệnh học phần lớn thuộc tip không tâm mầm với chỉ số Ki67 cao. Phần lớn thuộc nhóm nguy cơ thấp và nguy cơ trung bình - thấp theo NCCN-IPI.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Al Battah AH, Al Kuwari EA, Hascsi Z, et al. Diffuse Large B-Cell Breast Lymphoma: A Case Series. Clin Med Insights Blood Disord. 2017;10:1 179545X17725034. doi:10.1177/ 1179545X17725034
2. Sun Y, Joks M, Xu LM, et al. Diffuse large B-cell lymphoma of the breast: prognostic factors and treatment outcomes. OncoTargets Ther. 2016;9:2069-2080. doi:10.2147/OTT.S98566
3. Cheah CY, Campbell BA, Seymour JF. Primary breast lymphoma. Cancer Treat Rev. 2014;40(8): 900-908. doi:10.1016/j.ctrv. 2014.05.010
4. Joks M, Myśliwiec K, Lewandowski K. Primary breast lymphoma – a review of the literature and report of three cases. Arch Med Sci. 2011;1:27-33. doi:10.5114/aoms.2011.20600
5. Sd R, M S, Z S, Km R, Mdc F, Vm D. Primary and Secondary Breast Lymphoma: Clinical, Pathologic, and Multimodality Imaging Review. Radiogr Rev Publ Radiol Soc N Am Inc. 2019; 39(3). doi:10.1148/rg.2019180097
6. Ganjoo K, Advani R, Mariappan MR, McMillan A, Horning S. Non-Hodgkin lymphoma of the breast. Cancer. 2007; 110(1):25-30. doi:10.1002/cncr.22753
7. Yoo C, Yoon DH, Suh C. Serum beta-2 microglobulin in malignant lymphomas: an old but powerful prognostic factor. Blood Res. 2014; 49(3): 148-153. doi:10.5045/ br.2014. 49.3.148
8. Yadav C, Ahmad A, D’Souza B, et al. Serum Lactate Dehydrogenase in Non-Hodgkin’s Lymphoma: A Prognostic Indicator. Indian J Clin Biochem. 2016; 31(2): 240-242. doi:10.1007/ s12291-015-0511-3