NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SUY HÔ HẤP Ở TRẺ ĐẺ NON TẠI KHOA SƠ SINH, BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả nguyên nhân và kết quả điều trị suy hô hấp ở trẻ đẻ non. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 181 trẻ sơ sinh đẻ non suy hô hấp tại Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn từ tháng 08/2022 đến tháng 03/2024. Kết quả: Phần lớn trẻ mắc bệnh là trẻ nam (72,9%) với tuổi thai trung bình và cân nặng lúc sinh trung bình lần lượt là 33,5 ± 3,6 (tuần) và 2133,8 ± 629,0 (gram). Có 22% trẻ suy hô hấp mức độ nặng và 78% trẻ suy hô hấp mức độ nhẹ. Hầu hết bệnh nhân suy hô hấp do một nguyên nhân gây ra (69%), trong đó các bệnh lý tại phổi mà chủ yếu là bệnh màng trong (82,3%) là nguyên nhân gây suy hô hấp thường gặp nhất. Phần lớn bệnh nhân đều khỏi bệnh-ra viện (92,2%), có 6,1% bệnh nhân tử vong/xin về và 1,7% phải chuyển tuyến. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị xấu bao gồm: trẻ sinh cực non tháng (<28 tuần), cân nặng lúc sinh cực nhẹ cân (<1000 gam) và suy hô hấp mức độ nặng lúc nhập viện. Kết luận: Nguyên nhân chủ yếu gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh đẻ non là bệnh màng trong. Phần lớn các trường hợp có kết quả điều trị tốt với tỉ lệ khỏi bệnh-ra viện cao
Chi tiết bài viết
Từ khóa
suy hô hấp; sơ sinh; đẻ non.
Tài liệu tham khảo
2. Newborns: improving survival and well-being. Accessed November 8, 2023. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/newborns-reducing-mortality
3. Nguyễn Tâm Long, Lê Minh Trác, Lê Trương Tuyết Minh. Suy hô hấp ở trẻ sinh non tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương: Kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan. Tạp chí Y Dược Lâm sàng 108. Published online 2020:58-64.
4. Ef E, Da B, Aa G. Incidence, time to recovery and predictors among neonates admitted with respiratory distress to the neonatal intensive care unit at the University of Gondar Comprehensive Specialized Hospital, Northwest Ethiopia, 2021. PloS one. 2022;17(12). doi:10.1371/journal. pone.0278887
5. Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Nguyễn Thị Vân, Nguyễn Thu Vân. Hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh. In: Bài giảng Nhi khoa. Vol 1. Nhà xuất bản Y học; 2020:104-118.
6. Huyền NTL, Anh ĐT, Đếm PV, et al. Kết quả chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng suy hô hấp và một số yếu tố liên quan tại Trung tâm Nhi khoa bệnh viện Bạch Mai 2023. VMJ. 2024;534(1B). doi:10.51298/vmj.v534i1B.8226
7. Liu J, Yang N, Liu Y. High-risk Factors of Respiratory Distress Syndrome in Term Neonates: A Retrospective Case-control Study. Balkan Med J. 2014; 31(1): 64-68. doi: 10.5152/balkanmedj. 2014.8733
8. Hương NTX, Dung LTK, Sơn ĐT, et al. Nguyên nhân suy hô hấp ở trẻ sơ sinh tại Trung tâm Nhi khoa - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. VMJ. 2023;530(1). doi:10.51298/vmj.v530i1.6601
9. Kaa B, M M, Ea AE. Risk Factors of Respiratory Diseases Among Neonates in Neonatal Intensive Care Unit of Qena University Hospital, Egypt. Annals of global health. 2020;86(1). doi:10.5334/ aogh.2739
10. Nguyễn PTH, Trần CT, Nguyễn TN. Đánh giá kết quả điều trị suy hô hấp sơ sinh và một số yếu tố liên quan. VMJ. 2022;515(1). doi:10.51298/ vmj.v515i1.2680