ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG KHÁNG NÚT MẠCH HÓA CHẤT Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Nguyễn Thị Linh1,2,, Nguyễn Thị Vân Hồng2, Nguyễn Công Long3,4
1 Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Thanh Hóa
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Bạch Mai
4 Trường Đại học Y dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG) kháng nút mạch hóa chất (TACE) tại Bệnh Viện Bạch Mai và đánh giá một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp: Trong thời gian từ 01/2022 – 12/2023, có 44 bệnh nhân được chẩn đoán UTBMTBG được điều trị bằng TACE và được theo dõi sau điều trị. Tiêu chuẩn kháng TACE được dựa trên tiêu chuẩn của Hiệp hội Tiêu hóa Nhật Bản (JSH) bao gồm tổn thương trong gan, chỉ điểm khối u, xâm lấn mạch máu và di căn ngoài gan. Kết quả: 17 bệnh nhân được xác định là kháng TACE, tăng alpha-fetoprotein (AFP) (58,8%) và hình thành nốt mới (52,9%) là đặc điểm kháng TACE hay gặp nhất. Trung vị độ tuổi là 59, 88,2% bệnh nhân là nam giới. 70,6% bệnh nhân có tiền sử nhiễm viêm gan B. 94,1% bệnh nhân có 1-2 khối u, 58,8% có khối u lớn nhất trên 3cm. Trên phân tích hồi quy đa biến, tuổi, tiền sử viêm gan B, số lượng, kích thước khối u và AFP không có liên quan với nguy cơ kháng TACE. Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân kháng TACE tại Bệnh viện Bạch Mai là 38,6%. Cần đánh giá thêm các yếu tố liên quan và tiên lượng điều trị trong các nghiên cứu trong tương lai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bosch F.X., Ribes J., Cléries R., et al. (2005). Epidemiology of hepatocellular carcinoma. Clin Liver Dis, 9(2), 191–211, v.
2. Park J.-W., Chen M., Colombo M., et al. (2015). Global patterns of hepatocellular carcinoma management from diagnosis to death: the BRIDGE Study. Liver Int Off J Int Assoc Study Liver, 35(9), 2155–2166.
3. Lencioni R., de Baere T., Soulen M.C., et al. (2016). Lipiodol transarterial chemoembolization for hepatocellular carcinoma: A systematic review of efficacy and safety data. Hepatol Baltim Md, 64(1), 106–116.
4. Kudo M., Kawamura Y., Hasegawa K., et al. (2021). Management of Hepatocellular Carcinoma in Japan: JSH Consensus Statements and Recommendations 2021 Update. Liver Cancer, 10(3), 181–223.
5. Yang C., Luo Y., Yang H., et al. (2022). Effects of Early TACE Refractoriness on Survival in Patients with Hepatocellular Carcinoma: A Real-World Study. J Hepatocell Carcinoma, 9, 621–631.
6. Reig M., Forner A., Rimola J., et al. (2022). BCLC strategy for prognosis prediction and treatment recommendation: The 2022 update. J Hepatol, 76(3), 681–693.
7. Nguyễn Công Long and Nguyễn Nghệ Tĩnh (2022). ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐỐT SÓNG CAO TẦN KẾT HỢP NÚT MẠCH HÓA CHẤT ĐỘNG MẠCH Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN. Tạp Chí Học Việt Nam, 512(1).
8. Chen L., Yu C.-X., Zhong B.-Y., et al. (2021). Development of TACE Refractoriness Scores in Hepatocellular Carcinoma. Front Mol Biosci, 8.