KẾT QUẢ PHẪU THUẬT TRIỆT ĐỂ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN DẠ DÀY TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC VÀ MỐI TƯƠNG QUAN VỚI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU BỆNH HỌC

Trung Nghĩa Bùi 1,, Hồng Sơn Trịnh 1
1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Ung thư dạ dày đứng hàng đầu về tỷ lệ mắc và tử vong trong các bệnh lý ác tính. Mục tiêu: Đánh giá mối tương quan giữa kết quả phẫu thuật triệt để điều trị ung thư biểu mô tuyến dạ dày tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức với một số đặc điểm giải phẫu bệnh học. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu kết hợp tiến cứu mô tả trên 302 trường hợp ung thư dạ dày được phẫu thuật triệt để tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ năm 2014 tới năm 2018. Kết quả: Thời gian sống thêm trung bình là 43.4 ± 17.91 tháng [10.3-82.6]. Tỷ lệ sống sau 1 năm, 3 năm và 5 năm tương ứng là 97%, 77% và 71%. Tỷ lệ sống 5 năm sau mổ theo giai đoạn bệnh 0, Ia, Ib, IIa, IIb, IIIa, IIIb và IIIc tương ứng là 100%, 96.7%, 92.2%, 93.2%, 74%, 48.4%, 31.2%, 25.9% (p<0.001). Theo số lượng hạch di căn N0, N1, N2, N3a và N3b tương ứng là 93.6%, 54.4%, 51%, 0% và 0% (p<0.001). Theo mức độ biệt hóa cao, vừa, kém, tế bào nhẫn tương ứng là 81.8%, 82.2%, 66.4% và 64.2% (p=0.048). Theo thành phần chế nhày: có và không tương ứng là 70.7% và 70.6% (p=0.551). Theo xâm lấn mạch, thần kinh, có và không tương ứng là 55.8% và 91.2% (p<0.05). Theo phân loại của Lauren, thể ruột và thể lan tỏa tương ứng là 72.7% và 69.1% (p=0.32). Kết luận: Giai đoạn bệnh, số hạch di căn, mức độ biệt hóa và xâm lấn mạch, thần kinh là các yếu tố nguy cơ đối với tỷ lệ sống thêm sau mổ trong khi sự có mặt của thành phần chế nhày và phân loại của Lauren không mang ý nghĩa tiên lượng đối với tỷ lệ này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Howlader N, Noone AM, Krapcho M và cộng sự. (2020). SEER Cancer Statistics Review, 1975-2017 based on November 2019 SEER data submission, posted to the SEER web site, April 2020, https://seer.cancer.gov/csr/1975_2017/. National Cancer Institute.
2. H. Katai, T. Ishikawa, K. Akazawa và cộng sự. (2018). Five-year survival analysis of surgically resected gastric cancer cases in Japan: a retrospective analysis of more than 100,000 patients from the nationwide registry of the Japanese Gastric Cancer Association (2001-2007). Gastric Cancer, 21(1), 144-54.
3. Đỗ Đức Vân (1993). Điều trị phẫu thuật ung thư dạ dày tại Bệnh viện Việt Đức (1970-1992). Y học Việt Nam, (7), 45-50.
4. Trịnh Hồng Sơn, Nguyễn Quang Nghĩa (1998). Đánh giá thời gian sống thêm sau mổ ung thư dạ dày bằng phương pháp Kaplan Meier. Y học Thực hành, 7, 44-48.
5. S. N. Hochwald, S. Kim, D. S. Klimstra và cộng sự. (2000). Analysis of 154 actual five-year survivors of gastric cancer. J Gastrointest Surg, 4(5), 520-5.
6. T. Ichikura, S. Tomimatsu, Y. Okusa và cộng sự. (1993). Comparison of the prognostic significance between the number of metastatic lymph nodes and nodal stage based on their location in patients with gastric cancer. J Clin Oncol, 11(10), 1894-900.
7. Trịnh Hồng Sơn, Đỗ Đức Vân (1997). Đặc điểm di căn hạch bạch huyết của ung thư dạ dày. Y học Thực hành, 11, 11-15.
8. F. Feng, J. Liu, F. Wang và cộng sự. (2018). Prognostic value of differentiation status in gastric cancer. BMC Cancer, 18(1), 865.
9. B. J. Dicken, K. Graham, S. M. Hamilton và cộng sự. (2006). Lymphovascular invasion is associated with poor survival in gastric cancer: an application of gene-expression and tissue array techniques. Ann Surg, 243(1), 64-73.