MỐI LIÊN QUAN GIỮA MAU (+), UACR (+) VÀ ĐỘ LỌC CẦU THẬN ƯỚC TÍNH Ở BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ

Phạm Thị Hoa1,, Phạm Thị Mai1, Cao Thị Vân2
1 Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
2 Bệnh viện Thống Nhất

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đột quỵ là một bệnh lý mạch máu não phổ biến, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm cả tổn thương thận. Albumin niệu vi thể (MAU) và tỷ số albumin/creatinine niệu (UACR) là những dấu hiệu sớm của tổn thương thận. Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa albumin niệu vi thể (MAU) và tỷ số albumin/creatinine niệu (UACR) với độ lọc cầu thận ước tính (eGFR) ở bệnh nhân đột quỵ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 202 bệnh nhân đột quỵ tại Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 8/2023 đến 12/2023. Albumin niệu và creatinine niệu được đo bằng phương pháp miễn dịch độ đục, creatinine huyết tương được đo bằng phương pháp Jaffe động học. eGFR được tính theo công thức CKD-EPI 2021. MAU (+) được định nghĩa khi albumin niệu >20 mg/L và UACR (+) khi UACR>3 mg/mmol. Kết quả: Trong số 202 bệnh nhân, 63,4% có MAU (+) và 58% có UACR (+). Bệnh nhân có MAU (+) có creatinine huyết tương trung bình cao hơn và eGFR thấp hơn so với nhóm MAU (-). Tỷ lệ MAU (+) tăng dần khi eGFR giảm dần. Tỷ lệ UACR (+) cũng tăng dần khi eGFR giảm dần. Khi eGFR <30 ml/phút/1,73m2, tỷ lệ UACR >30 mg/mmol tăng đáng kể và tỷ lệ UACR <3 mg/mmol giảm đáng kể (p=0,003). Kết luận: MAU (+) và UACR (+) có liên quan đến giảm eGFR ở bệnh nhân đột quỵ. UACR có giá trị tốt hơn trong đánh giá mức độ tổn thương thận và tiên lượng bệnh nhân đột quỵ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế, "Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí đột quỵ não," (in VN), vol. 5331, 2020.
2. A. Hammad, K. Munir, Y. Fatima, S. Zamir, Q. Khan, and F. Ahmed, "The Prevalence of Microalbuminuria in Patients with Hypertension and Acute Ischemic Stroke," (in eng), Pakistan Journal of Medical and Health Sciences, vol. 17, pp. 752-754, 06/08 2023, doi: 10.53350/ pjmhs2023173752.
3. Y. Zhou et al., "Association of Urine Albumin-Creatinine Ratio and Cystatin C-Based Estimated GFR with Outcomes in Patients with Ischemic Stroke," (in eng), Kidney Blood Press Res, vol. 47, no. 5, pp. 320-328, 2022, doi: 10.1159/ 000522140.
4. A. R. Badgujar and V. K. Joglekar, "Study of prevalence of microalbuminuria in recent ischaemic stroke at tertiary care hospital," (in eng), Headache, vol. 14, p. 14, 2022.
5. A. Thampy and C. C. Pais, "Early Clinical Implications of Microalbuminuria in Patients with Acute Ischaemic Stroke," (in eng), J Clin Diagn Res, vol. 10, no. 9, pp. Oc29-oc31, Sep 2016, doi: 10.7860/jcdr/2016/19690.8533.
6. S. Singh, H. Singh, and T. P. Singh, "Micro-albuminuria in non-diabetic acute ischaemic stroke: prevalence and its co-relation with stroke severity," (in eng), Int J Res Med Sci, vol. 5, no. 3, p. 982986, 2017.
7. H. Zhao, Q. Li, M. Lu, Y. Shao, J. Li, and Y. Xu, "ABCD² score may discriminate minor stroke from TIA on patient admission," (in eng), Transl Stroke Res, vol. 5, no. 1, pp. 128-35, Feb 2014, doi: 10.1007/s12975-013-0286-x.
8. Mai Nhật Quang, "Tìm hiểu mối liên quan giữa microalbumin niệu và đột quị," presented at the Kỷ yếu Hội nghị Khoa học bệnh viện An Giang, tháng 10/2011, 2011, 45-49.