ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 CÓ GAN NHIỄM MỠ KHÔNG DO RƯỢU (NAFLD)

Hoàng Thị Mỹ Hạnh1,2, Nguyễn Quang Bảy2,3,
1 Bệnh viện Đa khoa Việt Đức
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan với gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) type 2. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 70  bệnh nhân ĐTĐ typ 2  từ 18 – 70 tuổi ở khoa Nội tiết - ĐTĐ và phòng khám Nội tiết – Bệnh Viện Bạch Mai từ tháng 8/2023 đến 7/2024 và thỏa mãn tiêu chuẩn chẩn đoán NAFLD theo Hiệp hội Mỹ các bệnh về gan (AASLD) 2018. Tất cả bệnh nhân được siêu âm ổ bụng và đo Fibroscan ghi nhận chỉ số xơ hóa gan (LSM) và chỉ số nhiễm mỡ gan (CAP). Kết quả: 52,9% bệnh nhân là nữ, tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 51,3 ± 12,7. 71,4% bệnh nhân có thừa cân/béo phì. Trên đo Fibroscan, 82,9% bệnh nhân có hình ảnh gan nhiễm mỡ (GNM), tỉ lệ GNM độ 1, 2, 3 lần lượt là là 24,3%, 11,4% và 47,1%. BMI, tỉ lệ vòng bụng/hông, ALT và giá trị LSM cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm GNM độ 3 so với nhóm độ 1-2 và không nhiễm mỡ. BMI, HbA1c, HDL-C và LSM có mối liên quan với chỉ số CAP. Kết luận: Tỉ lệ cao bệnh nhân ĐTĐ type 2 có tình trạng GNM trên đo Fibroscan. Chỉ số CAP phản ánh tình trạng nhiễm mỡ có mối liên quan với chỉ số BMI, HbA1c, HDL – C và chỉ số xơ hóa gan LSM

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Chalasani, N., et al., The diagnosis and management of nonalcoholic fatty liver disease: Practice guidance from the American Association for the Study of Liver Diseases. Hepatology, 2018. 67(1): p. 328-357.
2. Younossi, Z.M., et al., Global epidemiology of nonalcoholic fatty liver disease-Meta-analytic assessment of prevalence, incidence, and outcomes. Hepatology, 2016. 64(1): p. 73-84.
3. Dyson, J.K., Q.M. Anstee, and S. McPherson, Non-alcoholic fatty liver disease: a practical approach to diagnosis and staging. Frontline Gastroenterol, 2014. 5(3): p. 211-218.
4. Lim, J.U., et al., Comparison of World Health Organization and Asia-Pacific body mass index classifications in COPD patients. Int J Chron Obstruct Pulmon Dis, 2017. 12: p. 2465-2475.
5. Pozzan, R., et al., Risk factors associated with nonalcoholic fatty liver disease evaluated by elastography in patients with type 2 diabetes. Arch Endocrinol Metab, 2022. 66(4): p. 452-458.
6. Tuong, T.T.K., et al., Non-Alcoholic Fatty Liver Disease in Patients with Type 2 Diabetes: Evaluation of Hepatic Fibrosis and Steatosis Using Fibroscan. Diagnostics (Basel), 2020. 10(3).
7. Lomonaco, R., et al., Advanced Liver Fibrosis Is Common in Patients With Type 2 Diabetes Followed in the Outpatient Setting: The Need for Systematic Screening. Diabetes Care, 2021. 44(2): p. 399-406.
8. Wang, Y., et al., Controlled attenuation parameter for assessment of hepatic steatosis grades: a diagnostic meta-analysis. Int J Clin Exp Med, 2015. 8(10): p. 17654-63.
9. Kwok, R., et al., Screening diabetic patients for non-alcoholic fatty liver disease with controlled attenuation parameter and liver stiffness measurements: a prospective cohort study. Gut, 2016. 65(8): p. 1359-68.
10. Lai, L.L., et al., Screening for non-alcoholic fatty liver disease in patients with type 2 diabetes mellitus using transient elastography. J Gastroenterol Hepatol, 2019. 34(8): p. 1396-1403.