KHẢO SÁT MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG VÀNH CẤP TẠI MỘT BỆNH VIỆN CHUYÊN KHOA TIM MẠCH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Trần Trúc Linh1, Lê Tân Tố Anh1, Lý Đăng Khoa2, Nguyễn Thắng2,
1 Bệnh viện Tim mạch TP.Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hội chứng vành cấp (HCVC) là biến cố nặng, cấp cứu của bệnh lý động mạch vành, là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tim mạch và các biến chứng nặng về sau. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự xuất hiện của các vấn đề liên quan đến thuốc (DRP) có thể gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị của bệnh nhân. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ một số vấn đề liên quan đến thuốc ở bệnh nhân hội chứng vành cấp tại một Bệnh viện chuyên khoa tim mạch ở Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 – 2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, tiến cứu trên bệnh nhân xuất viện được chẩn đoán HCVC,  có theo dõi bệnh nhân ở thời điểm: 1 tháng sau xuất viện, thời gian từ tháng 8/2023 đến tháng 01/2024. DRPs được phân loại theo Quyết định 3547/QĐ-BYT, DRP về sự tuân thủ của bệnh nhân được đánh giá dựa vào phỏng vấn bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân, các DRP khác được đánh giá dựa trên đơn thuốc. Kết quả: Có 78 bệnh nhân tham gia nghiên cứu (tuổi trung bình của bệnh nhân là 66,6; nam chiếm tỷ lệ gấp đôi nữ (66,7%). Số lượng DRP trung bình trên một đơn thuốc lúc xuất viện là 1,17 và sau 1 tháng là 1,19. Các DRP chủ yếu được ghi nhận bao gồm: Tương tác thuốc (T1.2) chiếm tỷ lệ lần lượt là 42,3% và 29,5%; Liều dùng quá thấp (T2.2) với tỷ lệ từ 28,2% và 26,9%, DRP về tuân thủ điều trị của bệnh nhân ở đợt điều trị tháng thứ 1 là 48,7%. Kết luận: Các vấn đề liên quan đến thuốc trong điều trị bệnh nhân HCVC xảy ra tại bệnh viện với tỷ lệ khá cao, có thể làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị của bệnh nhân. Các nghiên cứu tiếp theo nên có sự can thiệp phù hợp để giảm thiểu các DRP này.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế, "Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí hội chứng mạch vành cấp ban hành kèm theo Quyết định số 2187/QĐ-BYT," 2019.
2. K. M. Nicola Brennan, "A systematic review of educational interventions to change behaviour of prescribers in hospital settings, with a particular emphasis on new prescribers," British Journal of Clinical Pharmacology, vol. 75, no. 2, pp. 359 - 372, 2013.
3. Thang Nguyen. et al, "Association between in-hospital guideline adherence and postdischarge major adverse outcomes of patients with acute coronary syndrome in Vietnam: a prospective cohort study," BMJ, vol. 7, no. 10, 2017.
4. H. H. T. N. T. L. H. V. Q. N. Nguyễn Hữu Duy, "Đánh giá thực trạng kê đơn trên bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp quản lý ngoại trú tại Bệnh viện tim Hà Nội," Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam, vol. 43, pp. 224 - 231, 2023.
5. Truong TTA et al. Drug-related problems in prescribing for coronary artery diseases in Vietnam: Cross-sectional study. Tropical Medicine & International Health. 2019;24(11):1335-1340.
6. S. K. S. Oliver Joel Gona, "Frequency and nature of drug-related problems in patients with acute coronary syndrome: role of clinical pharmacist in coronary care practice," Journal of Pharmacy Practice and Research, vol. 51, no. 1, pp. 36 - 42, 2020.