LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ 25-OH VITAMIN D VỚI MỨC ĐỘ NẶNG CỦA BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH

sy Quốc Nhân1,, Đoàn Lê Minh Hạnh1
1 Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tổng quát: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới, và nghiên cứu gần đây đã chỉ ra mối liên hệ giữa 25-OH Vitamin D và chức năng hô hấp. Mức độ thấp của 25-OH Vitamin D có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh. Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm xác định sự liên quan giữa nồng độ 25-OH Vitamin D với mức độ nặng của BPTNMT và các yếu tố nguy cơ đợt cấp thường xuyên ở bệnh nhân BPTNMT giai đoạn ổn định. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 163 bệnh nhân BPTNMT tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ tháng 1/2024 đến tháng 06/2024. Kết quả: Tuổi nghiên cứu trung bình là 67,1 ± 8,8 tuổi, nam giới chiếm đa số (87,7%) và 80,4% có tiền sử hút thuốc lá. Nồng độ OH 25-OH Vitamin D trung bình là 28,4 ± 11,5 ng/ml, tỷ lệ thiếu 25-OH Vitamin D là 61,3%. Nhóm bệnh nhân có tiền căn sử dụng ICS trên 3 tháng có tỷ lệ thiếu 25-OH Vitamin D cao hơn (p<0,001). Nhóm thiếu Vitamin D có mức độ khó thở theo thang điểm mMRC ≥ 2 cao hơn (66,9% so với 33,1%, p=0,017) và điểm CAT trung bình cao hơn (18 ± 5,5 so với 14,25 ± 6,5, p=0,035). Phần trăm FEV1 so với giá trị dự đoán tương quan thuận (r = 0,25) với nồng độ 25-OH Vitamin D, điểm số CAT và số đợt cấp trong năm qua tương quan nghịch với nồng độ 25-OH Vitamin D (r =-0,37 và -0,35 tương ứng) (p<0,05). Thiếu 25-OH Vitamin D là yếu tố nguy cơ độc lập đối với đợt cấp thường xuyên trong năm qua, bệnh nhân thiếu Vitamin D có nguy cơ cao gấp 2,23 lần so với nhóm không thiếu (OR=2,23, p=0,041). Điểm số CAT cũng là yếu tố nguy cơ, với mỗi điểm CAT tăng, nguy cơ đợt cấp thường xuyên tăng 1,13 lần (OR=1,13, p=0,002). Kết luận: Tỷ lệ thiếu Vitamin D trong dân số nghiên cứu là 61,3%. Thiếu Vitamin D là một yếu tố nguy cơ quan trọng làm tăng mức độ nặng và tần suất đợt cấp ở bệnh nhân BPTNMT, cần được cân nhắc bổ sung trong quản lý bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

.Aguirre-Franco C, TorresDuque C.A, Salazar A, Casas A, Jaramillo C, Gonzalez-Garcia M .Prevalence of pulmonary hypertension in COPD patients, Epub 2022 Feb 10, doi: 10.1016/j.pulmoe.2021.12.006
2. Agustí A, Celli BR, Criner GJ, et al. Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease 2023 Report: GOLD Executive Summary. Am J Respir Crit Care Med,2023 Apr 1;207(7):819-837. doi: 10.1164/rccm.202301-0106PP.
3. Baneen U, Naseem S. Correlation of severity of chronic obstructive pulmonary disease with serum vitamin-D level. J Family Med Prim Care. Jul 2019;8(7):2268-2277. doi:10.4103/jfmpc.jfmpc_404_19
4. Bleizgys A. Vitamin D Dosing: Basic Principles and a Brief Algorithm (2021 Update). Nutrients. 2021 Dec 10;13(12):4415. doi: 10.3390/ nu13124415
5. Halpin DMG, Celli BR, Criner GJ, Frith P, López Varela MV, Salvi S, Vogelmeier CF, Chen R, Mortimer K, Montes de Oca M, Aisanov Z, Obaseki D, Decker R, Agusti A. The GOLD Summit on chronic obstructive pulmonary disease in low- and middle-income countries. Int J Tuberc Lung Dis. 2019 Nov 1;23(11):1131-1141. doi: 10.5588/ijtld.19.0397
6. Janssens W, Mathieu C, Boonen S, Decramer M. Chapter seventeen - 25-OH Vitamin D Deficiency and Chronic Obstructive Pulmonary Disease: A Vicious Circle. In: Litwack G, ed. Vitamins & Hormones. Academic Press; 2011:379-39
7. Lee CY, Shin SH, Choi HS, et al. Association Between 25-OH Vitamin D Level and Respiratory Symptoms in Patients with Stable Chronic Obstructive Pulmonary Disease. International journal of chronic obstructive pulmonary disease. 2022;17:579-590. doi:10.2147
8. Malinovschi A, Masoero M, Bellocchia M, et al. Severe 25-OH Vitamin D deficiency is associated with frequent exacerbations and hospitalization in COPD patients. Respiratory research. Dec 13 2014;15(1):131. doi:10.1186/s12931-014-0131-0
9. Suissa S. Inhaled Corticosteroid Withdrawal in Chronic Obstructive Pulmonary Disease: Can IMPACT Help? Am J Respir Crit Care Med. 2020 Nov 1;202(9):1202-1204. doi: 10.1164/ rccm. 202006- 2600ED
10. Soeroto AY, Setiawan D, Asriputri NN, Darmawan G, Laurus G, Santoso P. Association Between Vitamin D Levels and FEV1, Number of Exacerbations, and CAT Score in Stable COPD Patients in Indonesia. Int J Gen Med. 2021 Oct 28;14:7293-7297. doi: 10.2147/IJGM.S333039