KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ C – PEPTIDE VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI BIẾN CHỨNG VI MẠCH Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
C – Peptide là một polypeptide được tiết racùng lúc và với một lượng tương đương với insulintừ tế bào beta tụy. Việc xét nghiệm nồng độ C – Peptide lúc đói có thể cho chúng ta biết được lượng insulin nội sinh ở bệnh nhân đái tháo đường… Mục tiêu: Khảo sát nồng độ C – Peptide và mối liên quan với biến chứng võng mạc mắt và albumin niệu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang 87 bệnh nhân đái tháo đường type 2 khám tại Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 01/2021 đến 8/2021. Kết quả: Nồng độ C – Peptide lúc đói trung bình trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu là: 0,83 ± 0,35 nmol/l. Nồng độ C – Peptide lúc đói có mối tương quan nghịch biến ở mức độ vừa phải với nồng độ albumin niệu (r = -0,352, p =0,001, spearman test). Nồng độ C – Peptide lúc đói trên nhóm bệnh nhân có microalbumin niệu: 0,72 ± 0,34 nmol/l, nhóm không có microalbumin niệu: 0,88 ± 0,35 nmol/l, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,047. Nồng độ C – Peptide lúc đói trên nhóm bệnh nhân có biến chứng võng mạc mắt: 0,72 ± 0,33 nmol/l, nhóm không có biến chứng võng mạc mắt: 0,9 ±0,36 nmol/l, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,041. Kết luận: Nồng độ C – Peptide lúc đói có mối tương quan nghịch biến mức độ vừa phải với nồng độ albumin niệu. Nồng độ C – Peptide lúc đói giảm có ý nghĩa thống kê trên nhóm bệnh nhân có biến chứng võng mạc mắt do đái tháo đường và nhóm bệnh nhân có tổn thương microalbumin niệu.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
C – Peptide, biến chứng võng mạc mắt, microalbumin niệu
Tài liệu tham khảo
2. Ahmad T, Ulhaq I, Mawani M, Islam N. Microalbuminuria in Type-2 Diabetes Mellitus; the tip of iceberg of diabetic complications. Pak J Med Sci. 2017;33(3):519-523. doi:10.12669/ pjms.333.12537
3. Yau JWY, Rogers SL, Kawasaki R, et al. Global prevalence and major risk factors of diabetic retinopathy. Diabetes Care. 2012;35(3):556-564. doi:10.2337/dc11-1909
4. Chowta MN, Adhikari PM, Chowta NK, Shenoy AK, D’Souza S. Serum C peptide level and renal function in diabetes mellitus. Indian J Nephrol. 2010;20(1):25-28. doi:10.4103/0971-4065.62093
5. Masoom MM, Albiladi F. C-Peptide as a Marker for Diabetic Nephropathy. Intern Med Open Access. 2017; 07(03). doi:10.4172/2165-8048. 1000245
6. Bo S, Cavallo-Perin P, Gentile L, Repetti E, Pagano G. Relationship of residual beta-cell function, metabolic control and chronic complications in type 2 diabetes mellitus. Acta Diabetol. 2000;37(3):125-129. doi:10.1007/s005920070014
7. Sjöquist M, Huang W, Johansson BL. Effects of C-peptide on renal function at the early stage of experimental diabetes. Kidney Int. 1998; 54(3): 758-764. doi:10.1046/j.1523-1755.1998.00074.x