HỘI CHỨNG BÀN TAY BÀN CHÂN VÀ MỘT SỐ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA CAPECITABINE TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
đặc điểm của hội chứng bàn tay bàn chân cũng như các tác dụng không mong muốn khác của capecitabine trong điều trị ung thư tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, và tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến những tác dụng này. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện từ tháng 10/2017 đến tháng 9/2019 tại Khoa Ung bướu của bệnh viện. 49 bệnh nhân điều trị bằng capecitabine đơn trị liệu đã được theo dõi và ghi nhận các tác dụng không mong muốn, đồng thời phân tích các chỉ số sinh lý, bệnh học và cận lâm sàng. Kết quả: Tỷ lệ mắc hội chứng bàn tay bàn chân là 51,02%. Các tác dụng không mong muốn khác gồm nôn (10,20%), buồn nôn (12,24%), viêm dạ dày (2,04%), tiêu chảy (12,24%) và trào ngược dạ dày thực quản (6,12%). Đối với hội chứng bàn tay bàn chân, 8,16% bệnh nhân gặp mức độ nghiêm trọng độ 3, 16,33% mức độ 2, và 26,53% mức độ 1. Tỷ lệ mắc hội chứng khác biệt đáng kể giữa nhóm trên 60 tuổi và dưới 60 tuổi (p=0,032), nhưng mức độ nghiêm trọng không liên quan đến tuổi tác (p=0,184). Liều lượng thuốc và chỉ số cận lâm sàng không có mối liên hệ đáng kể với các tác dụng không mong muốn. Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ hội chứng bàn tay bàn chân cao hơn và tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa thấp hơn so với các nghiên cứu quốc tế. Tuổi tác ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc hội chứng bàn tay bàn chân, trong khi liều lượng thuốc và chỉ số cận lâm sàng không ảnh hưởng đáng kể đến các tác dụng không mong muốn. Cần nghiên cứu di truyền dược động học sâu hơn để cải thiện quản lý các tác dụng không mong muốn của capecitabine.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
capecitabin, hội chứng bàn tay bàn chân, tác dụng không mong muốn, ung thư.
Tài liệu tham khảo
2. B. A. Morrison GB, Dela Rosa T, Diasio RB, Takimoto CH. Dihydropyrimidine dehydrogenase deficiency: a pharmacogenetic defect causing severe adverse reactions to 5-fluorouracil-based chemotherapy, Oncol Nurs Forum, 2007, 24, 83–88.
3. C.-C. Law, Y.-T. Fu, K.-K. Chau et al. Toxicity profile and efficacy of oral capecitabine as adjuvant chemotherapy for Chinese patients with stage III colon cancer. Diseases of the Colon & Rectum, 2007, 50 (12), 2180-2187.
4. C. M. Walko và C. Lindley. Capecitabine: a review, Clinical therapeutics, 2005. 27 (1), 23-44.
5. M. W. Saif, N. A. Katirtzoglou và K. N. Syrigos. Capecitabine: an overview of the side effects and their management. Anti-cancer drugs, 2008, 19 (5), 447-464.
6. G. Milano, M. C. Etienne‐Grimaldi, M. Mari et al. Candidate mechanisms for capecitabine‐related hand–foot syndrome. British journal of clinical pharmacology, 2008, 66 (1), 88-95.
7. H.-S. Son, W. Y. Lee, W.-S. Lee et al. Compliance and effective management of the hand-foot syndrome in colon cancer patients receiving capecitabine as adjuvant chemotherapy. Yonsei medical journal, 2009, 50 (6), 796-802.
8. J. Baan, M. Bos, S. U. Gonesh-Kisoensingh et al. Capecitabine-induced toxicity: an outcome study into drug safety. J Integr Oncol, 2014, 3 (113), 2.