THỰC TRẠNG NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC BỆNH VIỆN E (01/2023 – 06/2023)
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát tình trạng nhiễm khuẩn và đề kháng kháng sinh của vi khuẩn tại khoa hồi sức tích cực (HSTC) bệnh viện E. Đối tượng và phương pháp: Quan sát mô tả 179 bệnh nhân thở máy có can thiệp đường thở nằm điều trị tại khoa HSTC trên 48 giờ được chẩn đoán nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) và có kết quả nuôi cấy vi khuẩn dương tính tại khoa HSTC bệnh viện E từ tháng 1/2023 đến hết tháng 06/2023). Kết quả: 179 BN gồm 120 nam (67,0%) và 59 nữ (33,0%). Nhóm tuổi trên 60 chiếm tỷ lệ cao nhất (66,5%). Tỷ lệ bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn bệnh viện chung là 24,6%. Trong số 44 bệnh nhân mắc mới NKBV, có 31 bệnh nhân mắc mới NKBV 1 lần (70,4%), 8 bệnh nhân mắc mới 2 lần (18,2%) và 5 bệnh nhân mắc mới 3 lần (11,4%). Các tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện cao nhất là Kleb (40,5%), A.baumannii (23%), C. Albicans (9,5%), P.aeruginosa (8,1%). Klebsiella pneudomonas đã kháng gần như hoàn toàn (93,3%) các kháng sinh nhóm beta-lactam phổ rộng thuộc nhóm Carbapenem, chỉ còn nhạy chủ yếu với kháng sinh nhóm Aminoglycoside. Acinetobacter baumannii đã kháng gần như hoàn toàn (85,7%-100%) các kháng sinh, còn nhậy chủ yếu với kháng sinh nhóm Aminoglycoside ở mức độ thấp và nhạy với nhóm Colistin ở mức trung gian. Kết luận: Tỷ lệ NKBV tại Khoa HSTC Bệnh viện E trong 6 tháng đầu năm 2023 ở mức cao (24,6%). Klebsiella pneumoniae và Acinetobacter baumannii là những tác nhân gây NKBV chủ yếu, với tỷ lệ đề kháng kháng sinh cao. Cần tăng cường các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn hiệu quả và sử dụng kháng sinh hợp lý tại Khoa HSTC để hạn chế NKBV và giảm tỷ lệ đề kháng kháng sinh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nhiễm trùng bệnh viện, nhiễm khuẩn bệnh viện, hồi sức tích cực, kháng kháng sinh, Klebsiella pneumoniae, Acinetobacter baumannii
Tài liệu tham khảo
2. Rajesh Chawla MD (2008). Epidemiology, etiology, and diagnosis of hospital-acquired pneumonia and ventilator-associated pneumonia in Asian countries. Am J Infect Control. 36(4 Suppl): p. S93-100.
3. Neeta P Pradhan et al (2014). Nosocomial infections in the medical ICU: a retrospective study highlighting their prevalence, microbiological profile and impact on ICU stay and mortality. J Assoc Physicians India, 62(10), 18-21.
4. Bùi Hồng Giang (2013). Nghiên cứu đặc điểm vi khuẩn và điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Bạch Mai năm 2012. Luận vàn Thạc sỹ y học: Trường Đại họcY Hà Nội.
5. Jan Walter et al (2018). Healthcare-associated pneumonia in acute care hospitals in European Union/European Economic Area countries: an analysis of data from a point prevalence survey, 2011 to 2012. Euro Surveill.. European Centre for Disease Prevention and Control. 2018;23(32):1700843.
6. Frank A. Scannapieco, et al (2012). Modest reduction in risk for ventilator-associated pneumonia in critically ill patients receiving mechanical ventilation following topical oral chlorhexidine. Journal of Evidence Based Dental Practice, 12(2), 103-106.
7. Rafael Zaragoza et al (2020). Update of the treatment of nosocomial pneumonia in the ICU. Critical Care, 24, 1-13.