NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỢC CẤP CỨU VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN XUÂN LỘC, TỈNH ĐỒNG NAI TỪ NGÀY 01/01/2018 ĐẾN 31/10/2018
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm dịch tễ học các trường hợp bị tai nạn giao thông được cấp cứu và điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai; Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác vận chuyển bệnh nhân bị tai nạn giao thông được cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả tất cả các bệnh nhân bị tai nạn giao thông trên địa bàn huyện Xuân Lộc được cấp cứu và điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc từ 01/01/2018 đến 31/10/2018. Kết quả: Nhóm tuổi bị tai nạn giao thông chủ yếu từ 16 - 45 tuổi (53,9%); nam giới (60,8 %); người có trình độ học vấn phổ thông (77,3%), người làm rẫy (44,3%), bệnh nhân không nghèo (88,1%). Bệnh nhân là người điều khiển phương tiện giao thông chiếm tỷ lệ chủ yếu (nam 61,5%, nữ 38,5%). Nhóm bệnh nhân được đưa đến bệnh viện bằng xe mô tô, xe gắn máy chiếm đa số (87,0%). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tình hình mắc bệnh của bệnh nhân có nhóm nghề nghiệp khác nhau với thời điểm trong tuần bị tai nạn giao thông. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tình hình bệnh nhân có nghề nghiệp là cán bộ công chức viên chức với thời điểm trong ngày bị tai nạn. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tình hình bệnh nhân bị tai nạn giao thông theo nhóm tuổi với việc đội mũ bảo hiểm, việc uống rượu bia. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về địa hình xảy ra tai nạn (đường khuất tầm nhìn, đường xấu, đường tối) với thời tiết xảy ra tai nạn. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về phương tiện vận chuyển bệnh nhân (mô tô, gắn máy) với mức độ tổn thương. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về địa bàn xảy ra tai nạn với phương tiện vận chuyển bệnh nhân đến Trung tâm y tế (mô tô). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về địa bàn xảy ra tai nạn và công tác sơ cứu tại hiện trường. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về gọi xe cấp cứu và thời gian bệnh nhân được vận chuyển đến bệnh viện. Kết luận: Có mối liên quan của một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác vận chuyển bệnh nhân bị tai nạn giao thông được cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (p<0,05).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
bệnh nhân bị tai nạn giao thông, cấp cứu và điều trị.
Tài liệu tham khảo
2. Đào Đình Bình (2006), “Chỉ thị số 22-CT/TW của ban bí thư trung ương đảng - quyết tâm chính trị chặn đứng và đẩy lùi tai nạn giao thông”, Bản tin kinh tế, (109), tr.5.
3. Nguyễn Trọng Châu, Lê Thành Tài (2008), “Nghiên cứu tình hình tai nạn giao thông sau khi thực hiện NQ 32/2007.CP tại bệnh viện đa khoa Đồng Nai năm 2008”, Tạp chí Y học thực hành số (682 + 683), tr.75.
4. Nguyễn Đức Chính và cộng sự (2007), “Tình hình tai nạn thương tích trẻ em qua giám sát tai nạn thương tích tại bệnh viện Việt Đức năm 2006”, Y học thực hành số (568), tr.805.
5. Nguyễn Thành Công, Đặng Việt Hùng (2005), “Tai nạn thương tích liên quan đến xe máy tại Việt Nam”, Y học thực hành, số (4), Tr.12-13.
6. Nguyễn Đồng (2005), “Nghiên cứu tình hình nạn bệnh nhân tử vong do tai nạn giao thông vào cấp cứu và điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định trong 5 năm từ năm 2000-2004”, Luận án chuyên khoa cấp II, Đại học Y dược Huế, tr.71.
7. Đồng Ngọc Đức, Nguyễn Quốc Triệu, Trần Danh Lợi (2009), “Xác định một số yếu tố nguy cơ liên quan đến tai nạn giao thông ở người điều khiển xe cơ giới”, Tạp chí Y Học thực hành, số (664+665(2)), tr.11-17.
8. Dương Ngọc Hùng (2007), Nghiên cứu tình hình bệnh nhân tai nạn giao thông vào cấp cứu, điều trị tại bệnh viện huyên Tuy Phước tỉnh Bình Định trong 3 năm 2004-2006, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Huế, tr.79.