NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2023

Lê Thị Văn1, Nguyễn Văn Lâm2, Đỗ Thiện Hải2, Nguyễn Thị Bích Liên3,4, Ngô Thị Thu Hương5,
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Nhi Trung ương
3 Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt Phúc Yên
4 Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn
5 Trường Đại học Y Hà Nội.

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Sốt xuất huyết Dengue (SXHD)  là một dịch bệnh truyền nhiễm xuất hiện quanh năm tại Việt Nam với tỷ lệ tử vong còn xuất hiện tại các tỉnh thành. Nghiên cứu các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng, giúp cho việc chẩn đoán chính xác để có kế hoạch theo dõi sát, điều trị kịp thời làm giảm tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân. Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng của trẻ sốt xuất huyết Dengue tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Nhi trung ương. Đối tượng nghiên cứu: 164 trẻ sốt xuất huyết Dengue nằm điều trị tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới của Bệnh viện Nhi Trung ương. Phương pháp: Mô tả một loạt ca bệnh, nghiên cứu 1 năm (7/2023- 6-2024). Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân SXHD là 8,6 ± 0,41 tuổi. Nhóm tuổi 11-15 tuổi có tỷ lệ cao 49,5%, 6-10 tuổi: 29,9%, 2-5 tuổi: 27,4% và <1 tuổi: 1,8%. Tỷ lệ trẻ nam: nữ là 1:1. Sốt cao có tỷ lệ: 100%. Buồn nôn: 51,8%, chán ăn 47,6%, da sung huyết: 39,6%, đau đầu, nôn, tiêu chảy ít gặp hơn. Nhóm SXHD có DHCB, đau bụng nhiều, đau vùng gan 51,2%, xuất huyết dưới da 44,2%, tràn dịch các màng bụng, màng phổi hay gặp nhất. Tỷ lệ SXHD nặng: 4,2%; sốc SXHD: 57%, suy hô hấp: 28,6%, suy gan nặng:14,3%. Số lượng tiểu cầu thấp, Hct cao, men gan GPT cao, Albumin thấp gặp tỷ lệ cao trong nhóm SXHD nặng. Hình ảnh siêu âm ổ bụng bình thường 43,9%, bất thường: 56,1% phần lớn là tràn dịch ổ bụng, dày thành túi mật. Kết luận: SXHD thường gặp ở trẻ trên 5 tuổi, sốt cao và dấu hiệu rối loạn tiêu hóa hay gặp trong bệnh. Nhóm bệnh nhân có số lượng tiểu cầu thấp, Hct cao, men GPT cao, Albumin thấp thường có tỉ lệ SXHD nặng cao hơn. Hình ảnh bất thường trên siêu âm ổ bụng của các bệnh nhân rất đa dạng, hay gặp nhất là tràn dịch ổ bụng và dày thành túi mật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Gubler, D. J. Dengue and Dengue Hemorrhagic Fever. Clin Microbiol Rev, 11 (3), 480–496.
2. Guha-Sapir, D.; Schimmer, B. Dengue Fever: New Paradigms for a Changing Epidemiology. Emerging Themes in Epidemiology , 2 (1), 1. https://doi.org/10.1186/1742-7622-2-1.
3. Feitoza, H. A. C.; Koifman, S.; Koifman, R. J.; Saraceni, V. Dengue infection during pregnancy and adverse maternal, fetal, and infant health outcomes in Rio Branco, Acre State, Brazil, 2007-2012. Cad Saude Publica 2017, 33 (5), e00178915. https://doi.org/10.1590/ 0102-311X00178915.
4. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán điều trị sốt xuất huyết Dengue, Nhà xuất bản Y học. 2019
5. Đặng Quang Nhật. Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và ý nghĩa của thang điểm ESDI trong tiên lượng sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em. Tạp chí y dược học. 2021.
6. Mishra, S.; Ramanathan, R.; Agarwalla, S. K. Clinical Profile of Dengue Fever in Children: A Study from Southern Odisha, India. Scientifica (Cairo), 2016, 6391594. https://doi.org/10.1155/ 2016/6391594.
7. Huỳnh Công Thanh, Tạ Văn Trầm, Đỗ Văn Dũng. Một số yếu tố tiên lượng sớm sốt xuất huyết Denge nặng ở trẻ em trong 72h đầu.Tạp chí y học Việt Nam. 2018
8. Adam AS, Pasaribu S, Wijaya H, Pasaribu AP. Clinical profile and warning sign finding in children with severe dengue and non-severe dengue. IOP Conf Ser: Earth Environ. 2018.