HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP INSURE TRONG ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG SUY HÔ HẤP Ở TRẺ ĐẺ NON TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

Nguyễn Thị Linh1,2, Mai Trọng Hưng1, Phạm Thị Thu Phương1, Nguyễn Thị Liên Hương1, Phùng Thị Hải1, Nguyễn Thị Quỳnh Nga2,
1 Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét hiệu quả điều trị hội chứng suy hô hấp ở trẻ đẻ non bằng phương pháp INSURE (INtubate – SURfactant – Extubate) tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả được thực hiện trên tất cả trẻ sơ sinh được chẩn đoán suy hô hấp do bệnh màng trong và được điều trị bằng phương pháp INSURE. Kết quả: Trong khoảng thời gian từ tháng 7/2023 đến tháng 6/2024, có 121 trẻ sinh non dưới 37 tuần mắc hội chứng suy hô hấp được điều trị tại khoa sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn. Trong đó, có 57 trẻ sơ sinh (47,1%) có tuổi thai dưới 30 tuần; 48 trẻ (39,7%) có tuổi thai từ 30-32 tuần và 16 trẻ (13,2%) có tuổi thai từ 32-37 tuần. Cân nặng khi sinh trung bình là 1315±372g (từ 700g đến 2400g). Trong số này, 76% các thai kỳ đã được tiêm corticosteroid trước sinh. Hình ảnh X-quang ngực cho thấy có 65,3% trẻ bị bệnh màng trong ở giai đoạn II và 34,7% ở giai đoạn III. 95% trẻ sơ sinh được sử dụng surfactant với liều đầu tiên là 200 mg/kg mà không cần phải dùng thêm liều thứ hai. Trong nghiên cứu, có 106 trẻ (87,6%) được điều trị thành công bằng phương pháp INSURE với các dấu hiệu lâm sàng, hình ảnh X-quang ngực và kết quả khí máu cải thiện rõ rệt sau 6 đến 48 giờ. Tỉ lệ tử vong chung trong nhóm nghiên cứu là 5,8%, trong đó nhóm thất bại với phương pháp INSURE có tỉ lệ tử vong cao hơn và thời gian điều trị kéo dài hơn so với nhóm thành công. Kết luận: Phương pháp INSURE đã được áp dụng hiệu quả cho trẻ sơ sinh đẻ non, với tỉ lệ thành công cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. F. Awaysheh, N. Alhmaiedeen, R. Al-ghananim, A. Bsharat, and M. Al-Hasan, “Criteria for Using INSURE in Management of Premature Babies with Respiratory Distress Syndrome,” Med Arch, vol. 73, no. 4, pp. 240–243, Aug. 2019, doi: 10.5455/medarh. 2019.73.240-243.
2. D. G. Sweet et al., “European Consensus Guidelines on the Management of Respiratory Distress Syndrome - 2019 Update,” Neonatology, vol. 115, no. 4, pp. 432–450, 2019, doi: 10.1159/ 000499361.
3. Phạm Nguyễn Tố Như, “Mô tả kết quả điều trị bệnh màng trong ở trẻ sinh non bằng surfactant qua kỹ thuật INSURE,” Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, vol. 14, pp. 155–161, 2010.
4. Trần Thị Thuỷ, Ngô Thị Xuân, Phạm Trung Kiên, and Hoàng Ngọc Cảnh, “Kết quả phương pháp INSURE trong điều trị hội chứng suy hô hấp ở trẻ đẻ non tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh năm 2017,” Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, vol. 33, 2017, doi: 10.25073/2588-1132/vnumps.4093.
5. M. K. Sabzehei, B. Basiri, M. Shokouhi, S. Ghahremani, and A. Moradi, “Comparison of minimally invasive surfactant therapy with intubation surfactant administration and extubation for treating preterm infants with respiratory distress syndrome: a randomized clinical trial,” Clin Exp Pediatr, vol. 65, no. 4, pp. 188–193, Jul. 2021, doi: 10.3345/ cep.2021.00297.
6. J. W. Koh, J.-W. Kim, and Y. P. Chang, “Transient intubation for surfactant administration in the treatment of respiratory distress syndrome in extremely premature infants,” Korean J Pediatr, vol. 61, no. 10, pp. 315–321, Oct. 2018, doi: 10.3345/kjp.2018.06296.
7. Naseh and B. G. Yekta, “INSURE method (INtubation-SURfactant-Extubation) in early and late premature neonates with respiratory distress: factors affecting the outcome and survival rate,” Turk J Pediatr, vol. 56, no. 3, pp. 232–237, 2014.
8. J. Miyahara, H. Sugiura, and S. Ohki, “The evaluation of the efficacy and safety of non-invasive neurally adjusted ventilatory assist in combination with INtubation-SURfactant-Extubation technique for infants at 28 to 33 weeks of gestation with respiratory distress syndrome,” SAGE Open Med, vol. 7, p. 2050312119838417, Mar. 2019, doi: 10.1177/2050312119838417.
9. Hoàng Thị Nhung, Nghiên cứu áp dụng phương pháp insure điều trị hội chứng suy hô hấp ở trẻ đẻ non tại Khoa Nhi BV Bạch Mai. Luận văn Thạc sĩ Y học , Đại học Y Hà Nội, 2016.
10. M. Nakhshab, M. Tajbakhsh, S. Khani, and R. Farhadi, “Comparison of the effect of surfactant administration during nasal continuous positive airway pressure with that of nasal continuous positive airway pressure alone on complications of respiratory distress syndrome: a randomized controlled study,” Pediatr Neonatol, vol. 56, no. 2, pp. 88–94, Apr. 2015, doi: 10.1016/j.pedneo.2014.05.006.