ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ ĐỘNG TRONG BỆNH LÝ SA TRỰC TRÀNG KIỂU TÚI Ở NỮ

Lê Minh Lý1, Nguyễn Ngọc Ánh2,, Nguyễn Văn Huy3, Nguyễn Trung Vinh1
1 Bệnh viện Triều An,
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Đại học Phenikaa

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sa trực tràng kiểu túi (STTKT) là một bệnh lý phổ biến ở phụ nữ, gây ra các triệu chứng như rối loạn đại tiện và tiểu tiện, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Cộng hưởng từ động là phương pháp hữu ích trong chẩn đoán STTKT và đánh giá các yếu tố liên quan. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm mục tiêu mô tả đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ (CHT) động trong bệnh lý STTKT ở nữ tại Bệnh viện Triều An từ 05/2016 đến 06/2024. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 123 bệnh nhân nữ có triệu chứng rối loạn chức năng sàn chậu, được chụp CHT động tại Bệnh viện Triều An từ tháng 5/2016 đến tháng 6/2024. Kết quả: STTKT có 85/123 bệnh nhân có tỉ lệ 69,1%, kích thước trung bình túi sa 2,2 cm (0,6–4,7 cm) và kích thước cổ túi sa trung bình là 2,8 cm (0,3–6 cm). Sa trực tràng độ 2 chiếm tỷ lệ cao nhất (34,1%), tiếp theo là độ 1 (28,5%) và độ 3 (6,5%). Phân loại theo Marti cho thấy Marti I (dạng ngón tay) chiếm 26,8%, Marti II (dạng túi tròn) chiếm 22,8% và Marti III (sa kèm lồng) chiếm 19,5%. Phụ nữ đã sinh con có nguy cơ mắc STTKT gấp 4,7 lần người không có con, trong đó bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng rối loạn đại tiện thì nguy cơ  mắc STTKT gấp 4,2 lần người không có rối loạn đại tiện. Ngoài ra, sa khoang sau, sa tử cung và sa bàng quang cũng có liên quan đáng kể với STTKT (p<0,01). Kết luận: CHT động sàn chậu cung cấp đánh giá toàn diện và chính xác về sa trực tràng kiểu túi và các yếu tố nguy cơ liên quan. Việc sử dụng kỹ thuật này giúp cải thiện khả năng xây dựng các phương pháp điều trị phù hợp cho phụ nữ bị rối loạn chức năng sàn chậu, nâng cao kết quả lâm sàng

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kobi M, Flusberg M, Paroder V, Chernyak VJJoMRI. Practical guide to dynamic pelvic floor MRI. 2018;47(5):1155-1170.
2. Kenton K, Shott S, Brubaker LJIUJ. The anatomic and functional variability of rectoceles in women. 1999;10:96-99.
3. Brown RA, Ellis CNJCic, surgery r. The role of synthetic and biologic materials in the treatment of pelvic organ prolapse. 2014;27(04):182-190.
4. RICHARDSON ACJCo, gynecology. The rectovaginal septum revisited: its relationship to rectocele and its importance in rectocele repair. 1993;36(4):976-983.
5. Đức VTJTcĐq, Nam YhhnV. Đánh giá đặc điểm sa trực tràng kiểu túi ở bệnh nhân rối loạn chức năng sàn chậu bằng cộng hưởng từ động. 2014;(15):19-25.
6. Yang A, Mostwin JL, Rosenshein NB, Zerhouni EAJR. Pelvic floor descent in women: dynamic evaluation with fast MR imaging and cinematic display. 1991;179(1):25-33.
7. Kudish BI, Iglesia CB, Sokol RJ, et al. Effect of weight change on natural history of pelvic organ prolapse. 2009;113(1):81-88.
8. Healy JC, Halligan S, Reznek RH, Watson S, Phillips R, Armstrong PJR. Patterns of prolapse in women with symptoms of pelvic floor weakness: assessment with MR imaging. 1997;203(1):77-81.