THỰC TRẠNG, NHU CẦU ĐÀO TẠO LIÊN TỤC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA CÀ MAU NĂM 2021 – 2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Công tác đào tạo liên tục đóng vai trò quan trọng trong duy trì và phát triển nguồn nhân lực y tế, nắm bắt được nhu cầu đào tạo của nhân viên y tế, xây dựng đề án phát triển nhân lực phù hợp với tình hình của đơn vị và đáp ứng xu thế chung đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả thực trạng, xác định nhu cầu, các yếu tố liên quan đến đào tạo liên tục năm 2021-2022. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích kết hợp định tính trên 250 mẫu là các y, bác sỹ, điều dưỡng/kỹ thuật viên đang thực hiện công tác chuyên môn tại Bệnh viện đa khoa Cà Mau. Kết quả: Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhân viên y tế được cung cấp thông tin về đào tạo liên tục chiếm đến 98%, trong đó nguồn từ bệnh viện cung cấp chiếm 80,3%, có 39,4% đối tượng chưa tham gia bất kì lớp tập huấn nào do không có thời gian (14,9%), không cần thiết (6,4%) hoặc không sắp xếp được người (5,2%). Nhu cầu đào tạo được quan tâm về về nâng cao chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng giao tiếp và truyền thông, thời gian đào tạo kỳ vọng trong khoảng 2-5 ngày và nên được hỗ trợ kinh phí. Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nên nâng cao chất lượng giảng viên tại chổ, đào tạo chuyên khoa nên thực hành tại các bệnh viện tuyến trên. Kết luận: Đào tạo liên tục được các bệnh viện quan tâm nhưng vì nhiều lý do mà nhân viên y tế chưa tiếp cận và tham gia đủ đáp ứng nhu cầu của họ. Tổ chức đào tạo liên tục bám sát nhu cầu của nhân viên y tế và định phướng phát triển của đơn vị sẽ giúp đem lại hiệu quả đào tạo ngày càng nâng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của nhân viên y tế và đơn vị.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đào tạo liên tục, nhu cầu đào tạo, CME, Cà Mau.
Tài liệu tham khảo
2. Sills, Jennifer, Ahmed, Kamran, and Ashrafian, Hutan (2009), "Life-Long Learning for Physicians", Science. 326(5950), pp. 227-227.
3. Trần Đức Trọng (2020), "Thực trạng và nhu cầu đào tạo liên tục của bác sỹ, điều dưỡng tại Bệnh viện đa khoa Thành phố Vinh năm 2020", Trường đại học Y Dược Hải Phòng. Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II.
4. Baatarpurev, B., et al. (2022), "Online continuing medical education in Mongolia: needs assessment", Korean J Med Educ. 34(3), pp. 191-200.
5. Wang, T., et al. (2024), "Continuing medical education for attending physicians in anesthesia: Feasibility of an innovative blended learning approach", Medicine (Baltimore). 103(17), p. e37947.
6. Sud, A., et al. (2022), "A Conceptual Framework for Continuing Medical Education and Population Health", Teach Learn Med. 34(5), pp. 541-555.
7. O'Brien Pott, M., et al. (2021), "Barriers to identifying and obtaining CME: a national survey of physicians, nurse practitioners and physician assistants", BMC Med Educ. 21(1), p. 168.
8. Đinh Xuân Đại (2023), "Đào tạo liên tục bằng hình thức trực tuyến của dược sĩ", Tạp chí Nghiên cứu Dược và Thông tin Thuốc. 14(1), pp. 47-54.
9. Chu Thị Nữ (2023), "Đánh giá thực trạng và nhu cầu đào tạo liên tục của điều dưỡng lâm sàng tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2019 – 2022", Tạp chí Y học Việt Nam. 530(1).
10. O'Brien Pott, M., et al. (2021), "Barriers to identifying and obtaining CME: a national survey of physicians, nurse practitioners and physician assistants", BMC Med Educ. 21(1), p. 168.