ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ TÍNH NHẠY CẢM KHÁNG SINH CỦA AEROMONAS HYDROPHILA GÂY NHIỄM KHUẨN HUYẾT TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG

Lưu Sỹ Tùng1,2, Văn Đình Tráng3, Tạ Thị Diệu Ngân2,
1 Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tính nhạy cảm kháng sinh  của  Aeromonas hydrophila gây nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu tất cả người bệnh nhiễm khuẩn huyết do A. hydrophila điều trị trong giai đoạn 2018 đến 2024. Kết quả: Có 37 người bệnh được vào nghiên cứu, 27 người bệnh là nam (73%), xơ gan là bệnh lý nền chiếm tỷ lệ cao nhất (67,5%). Biểu hiện lâm sàng rất đa dạng: 43,2% nhiễm khuẩn da mô mềm, chủ yếu là ban phỏng nước có xuất huyết ở cẳng chân; 83,7% suy tạng, trong đó hầu hết là suy từ 2 tạng trở lên (64,8%); 35,1% sốc nhiễm khuẩn. Tỉ lệ tử vong là 29,7%. Trên 90% số chủng vi khuẩn phân lập được còn nhạy với Ceftriaxon, Cefepim, Ciprofloxacin và nhóm Carbapenem. Tỷ lệ nhạy với Ceftazidim, Amikacin và Levofloxacin chỉ đạt trên 80%. Vi khuẩn kháng với Ampicillin (80,6%), Ampicillin/Sulbactam (40,6%), Piperacillin/ Tazobactam (18,9%). Kết luận: Nhiễm khuẩn huyết do A. hydrophila là nhiễm khuẩn không thường gặp, có thể gây tử vong cao. Cần nghi ngờ nhiễm khuẩn do A. hydrophila ở các bệnh nhân xơ gan, có biểu hiện ban đầu là sốt kèm các ban phỏng nước xuất huyết ở cẳng chân. Chẩn đoán sớm và điều trị kháng sinh kịp thời hiệu quả có thể cứu sống được bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ko WC, Lee HC, Chuang YC, Liu CC, Wu JJ. Clinical features and therapeutic implications of 104 episodes of monomicrobial Aeromonas bacteraemia. The Journal of infection. May 2000;40(3):267-73. doi:10.1053/jinf.2000.0654
2. Tsai YH, Shen SH, Yang TY, Chen PH, Huang KC, Lee MS. Monomicrobial Necrotizing Fasciitis Caused by Aeromonas hydrophila and Klebsiella pneumoniae. Medical principles and practice : international journal of the Kuwait University, Health Science Centre. 2015;24(5):416-23. doi:10.1159/000431094
3. Wu CJ, Lee HC, Chang TT, et al. Aeromonas spontaneous bacterial peritonitis: a highly fatal infectious disease in patients with advanced liver cirrhosis. Journal of the Formosan Medical Association = Taiwan yi zhi. Apr 2009; 108 (4): 293-300. doi:10.1016/s0929-6646 (09)60069-3
4. Monaghan SF, Anjaria D, Mohr A, Livingston DH. Necrotizing fasciitis and sepsis caused by Aeromonas hydrophila after crush injury of the lower extremity. Surgical infections. Aug 2008; 9(4): 459-67. doi:10.1089/sur.2007.028
5. Patel KM, Svestka M, Sinkin J, Ruff Pt. Ciprofloxacin-resistant Aeromonas hydrophila infection following leech therapy: a case report and review of the literature. Journal of plastic, reconstructive & aesthetic surgery : JPRAS. Jan 2013; 66(1):e20-2. doi:10.1016/ j.bjps.2012.10.002
6. Dumančić J, Čupić M, Potočnjak I, Trbušić M, Degoricija V. The effectiveness of synthetic glucocorticoids on the disease course, treatment, and outcome of severe sepsis and septic shock. Endocrine Oncology and Metabolism. 03/15 2016;2:72-81. doi:10.21040/eom/2016.2.8
7. Tang HJ, Lai CC, Lin HL, Chao CM. Clinical manifestations of bacteremia caused by Aeromonas species in southern Taiwan. PloS one. 2014;9(3):e91642. doi:10.1371/journal.pone.0091642
8. Kaki R. A retrospective study of Aeromonas hydrophila infections at a university tertiary hospital in Saudi Arabia. BMC infectious diseases. Oct 9 2023;23(1):671. doi:10.1186/s12879-023-08660-8
9. Chuang HC, Ho YH, Lay CJ, Wang LS, Tsai YS, Tsai CC. Different clinical characteristics among Aeromonas hydrophila, Aeromonas veronii biovar sobria and Aeromonas caviae monomicrobial bacteremia. Journal of Korean medical science. Nov 2011;26(11):1415-20. doi:10.3346/jkms.2011.26.11.1415
10. Rhee JY, Jung DS, Peck KR. Clinical and Therapeutic Implications of Aeromonas Bacteremia: 14 Years Nation-Wide Experiences in Korea. Infection & chemotherapy. Dec 2016;48(4):274-284. doi:10.3947/ic.2016.48.4.274