ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ NGỘ ĐỘC CẤP Ở BỆNH NHÂN NGƯỜI LỚN TẠI MIỀN NAM VIỆT NAM: NGHIÊN CỨU HỒI CỨU 10 NĂM (2010-2019)
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Tổng quan: Ngộ độc cấp và ngộ độc nọc độc là một trong những bệnh lý phổ biến, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân trên toàn cầu. Mỗi quốc gia, vùng miền có các đặc trưng riêng về mô hình bệnh ngộ độc. Sự biến đổi các yếu tố như khí hậu, kinh tế, xã hội có thể dẫn đến sự thay đổi trong mô hình ngộ độc, đòi hỏi khảo sát định kỳ để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị và hoạch định chính sách y tế hiệu quả. Phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu hồi cứu mô tả, phân tích tất cả các trường hợp ngộ độc cấp nhập viện tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 2010 đến 2019. Dữ liệu được thu thập từ hồ sơ bệnh án các bệnh nhân được chẩn đoán xuất viện là ngộ độc cấp. Kết quả: Trong 10 năm nghiên cứu, có 14.125 bệnh nhân ngộ độc cấp được điều trị nội trú tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Phần lớn bệnh nhân là người Kinh (97.8%) và sống ở nông thôn (72.1%). Nam giới chiếm đa số (63%), tỷ lệ nữ/nam là 1:2. Tuổi trung vị là 35 tuổi (IQR: 25-49) và nhóm tuổi 20-29 luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nhóm nguyên nhân gây ngộ độc cấp. Rắn và côn trùng độc là nguyên nhân hàng đầu (44.7%) gây ngộ độc cấp. Kế đến là ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật (30.6%), ngộ độc thuốc điều trị (11.9%), ngộ độc do các tác nhân ít gặp (10.4%) và ngộ độc không xác định tác nhân (2.4%). Tỷ lệ tử vong giảm từ 8.9% năm 2010 xuống còn 2.9% năm 2019. Kết luận: Ngộ độc cấp và ngộ độc nọc độc là một vấn đề y tế nghiêm trọng, chiếm 1% tổng số bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện Chợ Rẫy, với xu hướng tăng về số lượng và đa dạng tác nhân gây độc. Đặc biệt, người trẻ tuổi là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất đòi hỏi cần có chiến lược can thiệp phòng ngừa hiệu quả hơn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
ngộ độc cấp, rắn độc cắn, ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật, ngộ độc phospho hữu cơ, ngộ độc thuốc diệt cỏ, ngộ độc paraquat, ngộ độc thuốc điều trị, ngộ độc paracetamol,
Tài liệu tham khảo
2. Clinical Management of Acute Pesticide Intoxication: Prevention of Suicidal Behaviours. (2008). World Health Organization. ISBN-13: 978-92-4-159745-6
3. De Leo, D. (2022). Late-life suicide in an aging world. Nat Aging 2, 7–12 https://doi.org/ 10.1038/s43587-021-00160-1
4. Gummin DD, Mowry JB, Beuhler MC, Spyker DA, Bronstein AC, Rivers LJ, Pham NPT, Weber J. 2020 Annual Report of the American Association of Poison Control Centers' National Poison Data System (NPDS): 38th Annual Report. Clin Toxicol (Phila). 2021 Dec;59(12):1282-1501. doi:10.1080/15563650.2021.1989785. PMID: 34890263.
5. Hung, H. T., Höjer, J., & Du, N. T. (2010). Potentially hazardous environmental factors for poisoning in rural Vietnam: a community-based survey. The Southeast Asian journal of tropical medicine and public health, 41(4), 1021–1027.
6. Pompili, M., Serafini, G., Innamorati, M., Dominici, G., Ferracuti, S., Kotzalidis, G. D., Serra, G., Girardi, P., Janiri, L., Tatarelli, R., Sher, L., & Lester, D. (2010). Suicidal behavior and alcohol abuse. International journal of environmental research and public health, 7(4), 1392–1431. https://doi.org/ 10.3390/ ijerph 7041392 (bế tắc cuộc sống và lạm dụng rượu là yếu tố thuận lợi dẫn đến hành vi tự tử)
7. Poojari PG, Thunga G, Nair S, Kunhikatta V, Rao M. (2019). A Global Overview of Poison Treatment Apps and Databases. International Journal of Toxicology. Vol. 38(2): p. 146-153. doi:10.1177/1091581819827801
8. Ramesha, K. N., Rao, K. B., & Kumar, G. S. (2009). Pattern and outcome of acute poisoning cases in a tertiary care hospital in Karnataka, India. Indian journal of critical care medicine : peer-reviewed, official publication of Indian Society of Critical Care Medicine, 13(3), 152–155. https://doi.org/10.4103/0972-5229.58541
9. Soga, M., & Gaston, K. J. (2020). The ecology of human-nature interactions. Proceedings. Biological sciences, 287(1918), 20191882. https://doi.org/10.1098/rspb.2019.1882
10. The five-year socio-economic development plan 2016-2020. (2016). Socialist Republic of Vietnam. p.32-34 https://pubdocs.worldbank.org/ en/839361477533488479/Vietnam-SEDP-2016-2020.pdf