VAI TRÒ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ TRONG CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO SÁNG BUỒNG TRỨNG VỚI UNG THƯ BIỂU MÔ THANH DỊCH ĐỘ CAO BUỒNG TRỨNG

Ngô Đức Anh1,, Đặng Phước Triều1, Nguyễn Duy Thái1, Chu Thu Hà1, Nguyễn Xuân Hưng1, Nguyễn Văn Thi1
1 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: nghiên cứu nhằm đánh giá giá trị của cộng hưởng từ (CHT) trong chẩn đoán phân biệt ung thư biểu mô (UTBM) tế bào sáng buồng trứng với UTBM thanh dịch độ cao buồng trứng. Đối tượng và phương pháp: phân tích hình ảnh CHT của 34 khối u ở 30 bệnh nhân UTBM tế bào sáng buồng trứng, so sánh với 49 khối u ở 32 bệnh nhân UTBM thanh dịch độ cao buồng trứng, đã được xác nhận bằng phẫu thuật và giải phẫu bệnh tại bệnh viện K trong khoảng thời gian từ tháng 01 năm 2021 đến tháng 09 năm 2024. Khảo sát các đặc điểm: vị trí u, hình dạng, kích thước, thành phần u, chồi/nhú, cường độ tín hiệu, mức độ ngấm thuốc, di căn phúc mạc, hạch bất thường, dịch cổ trướng. Kết quả: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về đường kính tối đa trung bình, vị trí u giữa UTBM buồng trứng tế bào sáng và UTBM thanh dịch độ cao buồng trứng lần lượt với p < 0.001 và p = 0.001. So với UTBM thanh dịch độ cao buồng trứng, UTBM tế bào sáng buồng trứng thường có hình bầu dục (26/34, 76.5% so với 9/49, 18.4%; p < 0.001), thường có dạng nang (19/34, 55.9% so với 7/49, 14.3%; p < 0.001) và đơn thùy (20/26, 76.9% so với 5/23, 21.7%; p <0.001), thường có thành phần dạng nang tăng tín hiệu trên T1W (16/26, 61.5% so với 4/23, 17.4%; p = 0.002), có chồi lớn hơn (53.3 ± 19.5mm so với 23.8 ± 12mm; p < 0.001), có ít trường hợp di căn phúc mạc hơn (p = 0.09) và có ít trường hợp có dịch cổ trướng hơn (p < 0.001). Kết luận: UTBM tế bào sáng buồng trứng thường biểu hiện là khối dạng nang hình bầu dục, đơn thùy với thành phần chồi lớn và các thành phần dạng nang tăng tín hiệu trên chuỗi xung T1W. CHT là một công cụ hữu ích có thể giúp phân biệt UTBM tế bào sáng buồng trứng với UTBM thanh dịch độ cao buồng trứng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. McCluggage WG. Morphological subtypes of ovarian carcinoma: a review with emphasis on new developments and pathogenesis. Pathology (Phila). 2011;43(5): 420-432. doi:10.1097/PAT. 0b013e328348a6e7
2. Ma FH, Qiang JW, Zhang GF, Li HM, Cai SQ, Rao YM. Magnetic resonance imaging for distinguishing ovarian clear cell carcinoma from high-grade serous carcinoma. J Ovarian Res. 2016;9(1):40. doi:10.1186/s13048-016-0251-x
3. Lee YY, Kim TJ, Kim MJ, et al. Prognosis of ovarian clear cell carcinoma compared to other histological subtypes: A meta-analysis. Gynecol Oncol. 2011;122(3): 541-547. doi:10.1016/ j.ygyno.2011.05.009
4. Penson RT, Dizon DS, Birrer MJ. Clear cell cancer of the ovary. Curr Opin Oncol. 2013; 25(5): 553-557. doi:10.1097/ CCO.0b013e328363e0c7
5. Glasspool RM, McNeish IA. Clear Cell Carcinoma of Ovary and Uterus. Curr Oncol Rep. 2013; 15(6): 566-572. doi:10.1007/s11912-013-0346-0
6. Min KW, Park MH, Hong SR, et al. Clear Cell Carcinomas of the Ovary: A Multi-Institutional Study of 129 Cases in Korea With Prognostic Significance of Emi1 and Galectin-3. Int J Gynecol Pathol. 2013;32(1): 3-14. doi:10.1097/PGP. 0b013e31825554e9
7. Hassen K, Ghossain MA, Rousset P, et al. Characterization of Papillary Projections in Benign Versus Borderline and Malignant Ovarian Masses on Conventional and Color Doppler Ultrasound. Am J Roentgenol. 2011;196(6):1444-1449. doi: 10.2214/AJR.10.5014
8. Choi HJ, Lee JH, Seok Lee J, et al. CT Findings of Clear Cell Carcinoma of the Ovary. J Comput Assist Tomogr. 2006;30(6):875-879. doi:10.1097/ 01.rct.0000220795.45782.1d