MỐI LIÊN QUAN GIỮA ACID URIC HUYẾT THANH VỚI TĂNG HUYẾT ÁP, BỆNH THẬN MẠN, VÀ HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2

Nguyễn Đăng Khoa1, Lê Thị Xuân Thảo2, Lâm Vĩnh Niên2, Trần Quí Phương Linh3, Trần Thị Hồng Nhiên3, Bùi Thị Hồng Châu2,
1 Bệnh viện Bà Rịa
2 Đại học Y Dược TP HCM
3 Bệnh viện Lê Văn Thịnh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Nồng độ acid uric tăng cao được chứng minh có liên quan với bệnh đái tháo đường típ 2 và hội chứng chuyển hóa (MetS). Bên cạnh đó, tăng acid uric cũng có liên quan đến sự tiến triển của bệnh thận mạn (CKD), tăng huyết áp và MetS. Các đánh giá về mối liên quan giữa acid uric với tăng huyết áp, CKD và MetS ở người bệnh ĐTĐ típ 2 còn hạn chế với một số báo cáo riêng lẻ gần đây. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, thu thập số liệu về nồng độ acid uric huyết thanh và các bệnh kèm theo như tăng huyết áp, MetS và CKD ở người bệnh đái tháo đường típ 2 đã và đang được theo dõi điều trị tại bệnh viện Lê Văn Thịnh. Kết quả: Tổng cộng có 156 người bệnh ĐTĐ típ từ 18 tuổi trở lên đã tham gia nghiên cứu. Tuổi trung bình của người tham gia là 64,9±12,3 tuổi, chủ yếu là nam giới với tỉ lệ 52,6%. Nồng độ acid uric huyết thanh có giá trị trung bình là 6,5 mg/dL, và tỉ lệ tăng acid uric là 43%. Nhóm có tăng acid uric thì số lượng bệnh kèm theo cũng cao hơn. Nồng độ acid uric có tương quan thuận với glucose máu lúc đói ở nhóm có bệnh thận mạn (r=0,4, p=0,02), với nồng độ creatinine và ure huyết thanh ở nhóm có tăng huyết áp (r=0,26, p=0,004; và r=0,32, p=0,009) và có MetS (r=0,42 và r=0,47, p<0,001). Kết luận: Tăng acid uric máu ở người bệnh đái tháo đường típ 2 thì có liên quan với tỉ lệ tăng huyết áp, bệnh thận mạn và hội chứng chuyển hóa

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Saito Y, Tanaka A, Node K, Kobayashi Y. Uric acid and cardiovascular disease: a clinical review. J Cardiol. 2021, 78:51–7.
2. Benchao Li, Liangkai Chen, Xueting Hu, et al. Association of serum uric acid with all-cause and cardiovascular mortality in diabetes. Diabetes Care 2023; 46 (2): 425–433.
3. Wang Y, Lu J. The Management of Diabetes with Hyperuricemia: Can We Hit Two Birds with One Stone? J Inflamm Res. 2023; 16: 6431-6441. https://doi.org/10.2147/JIR.S433438.
4. Srivastava A, Kaze AD, McMullan CJ, Isakova T, Waikar SS. Uric acid and the risks of kidney failure and death in individuals with CKD. Am. J. Kidney Dis. Off. J. Natl. Kidney Found; 2018, 71:362–370.
5. Raya-Cano E, Vaquero-Abellán M, Molina-Luque R, et al. Association between metabolic syndrome and uric acid: a systematic review and meta-analysis. Sci Rep. 2022; 12(1): 18412.
6. Bartáková V, Kuricová K, Pácal L, et al. Hyperuricemia contributes to the faster progression of diabetic kidney disease in type 2 diabetes mellitus. J Diabetes Complications. 2016; 30(7):1300–1307.
7. Sun, H. et al. The longitudinal increments of serum alanine aminotransferase increased the incidence risk of metabolic syndrome: A large cohort population in China. Clin. Chim. Acta 2019, 488, 241–247.
8. Zaha CD, et al. Influence of inflammation and adipocyte biochemical markers on the components of metabolic syndrome. Exp. Ther. Med. 2020, 20(1), 121–128.
9. Arersa KK, Wondimnew T, Welde M, Husen TM. Prevalence and Determinants of Hyperuricemia in Type 2 Diabetes Mellitus Patients Attending Jimma Medical Center, Southwestern Ethiopia, 2019. Diabetes Metab Syndr Obes. 2020; 13: 2059-2067.
10. Trần Đặng Đăng Khoa, Ngô Hoàng Toàn, Nguyễn Trung Kiên. Khảo sát tỷ lệ tăng acid uric máu và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 từ 40 tuổi trở lên tại Cần Thơ. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023; 532 (1): 343-347.