ĐÁNH GIÁ TÍNH GIÁ TRỊ VÀ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO FALL-PREVENTION ACTIVITIES PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT TRONG ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH PHÒNG NGỪA TÉ NGÃ CỦA ĐIỀU DƯỠNG

Võ Thị Khuyên1, Đỗ Thị Hà2,
1 Bệnh viện huyện Củ Chi
2 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Té ngã là một trong các sự cố y khoa có nhiều tác động tiêu cực đến người bệnh. Phòng ngừa té ngã đóng vai trò quan trọng trong nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị. Thang đo Fall-Prevention Activities (FPA) được sử dụng tại nhiều nước trên thế giới để đánh giá thực hành phòng ngừa té ngã của điều dưỡng trong bệnh viện. Tuy nhiên, môi trường chăm sóc của điều dưỡng tại mỗi nơi có những nét đặc thù riêng. Mục tiêu: Chuyển ngữ và xác định tính giá trị và độ tin cậy của phiên bản tiếng Việt của thang đo FPA. Phương pháp nghiên cứu: Thang đo FPA được chuyển ngữ sang tiếng Việt theo quy trình dịch xuôi và ngược. Phiên bản tiếng Việt được gửi cho hội đồng chuyên gia đánh giá tính giá trị nội dung so với phiên bản gốc và để hình thành thang đo tiếng Việt hoàn chỉnh. Thang đo bản tiếng Việt (FPA-V) sau đó được sử dụng khảo sát thực hành phòng ngừa té ngã trên 30 điều dưỡng để đánh giá độ tin cậy và phù hợp của thang đo trước khi khảo sát chính thức. Kết quả: Thang đo FPA phiên bản tiếng Việt có tính giá trị nội dung tương đồng với phiên bản gốc. Tuy nhiên, có một số nội dung được điều chỉnh để phù hợp với bối cảnh môi trường chăm sóc tại Việt Nam. Thang đo gồm 20 câu hỏi. Tính giá trị của thang đo sau khi điều chỉnh I-CVI = 1, S-CVI = 1, và S-CVI/UA = 1. Hệ số Cronbach’s alpha của bộ câu hỏi là 0,935. Điều dưỡng mất khoảng 10 phút để hoàn thành bảng khảo sát. 100% đối tượng tham gia nghiên cứu đánh giá bộ câu hỏi phù hợp sử dụng để khảo sát thực hành của điều dưỡng về phòng ngừa té ngã cho người bệnh tại Việt Nam. Kết luận: Thang đo có tính giá trị và đáng tin cậy để đo lường thực hành của điều dưỡng về phòng ngừa té ngã cho người bệnh tại Việt Nam

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bouldin E L, Andresen E M, Dunton N E, Simon M, et al, (2013), "Falls among adult patients hospitalized in the United States: prevalence and trends", J Patient Saf, 9 (1), pp. 13-17.
2. Polit D F, Beck C T, Owen S V, (2007), "Is the CVI an acceptable indicator of content validity? Appraisal and recommendations", Res Nurs Health, 30 (4), pp. 459-467.
3. Hwang IY, (2011), The knowledge, attitude and fulfillment of practice guidelines for fall of clinical nurses at small and medium sized hostitals, Gyeongsang National University, Jinju, South Korea, pp. 1-75.
4. Cho M-y, Jang S J, (2020), "Nurses' knowledge, attitude, and fall prevention practices at south Korean hospitals: a cross-sectional survey", BMC Nursing 19 (1), pp. 108.
5. Kim S-H, Seo J, (2017), "Geriatric Hospital Nurses' Knowledge, Attitude toward Falls, and Fall Prevention Activities", Journal of Korean Gerontological Nursing, 19 pp. 81-91.
6. Brislin R W, (1970), "Back Translation for the Cross-Cultural Research", Journal of Cross Cultural Research, 1 pp. 185-216.
7. Ganabathi M, Mariappan U, Mustafa H, (2017), "Nurses’ Knowledge, Attitude and Practices on Fall Prevention in King Abdul Aziz Hospital, Kingdom of Saudi Arabia", Nursing & Primary Care, 1 pp. 1-6.
8. Suryani L, Perdani A, Dioso R, III, Hoon L, (2020), "Fall risk prevention: The related factors of nurses practice at general local hospital in Indonesia", Enfermería Clínica, 30 pp. 221-223.