TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH BỆNH THẬN MẠN LỌC MÁU CHU KỲ TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 NĂM 2023-2024

Nguyễn Quang Dũng1, Nguyễn Thị Huyền2,, Nguyễn Thị Vân Anh2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Người bệnh bệnh thận mạn bị suy dinh dưỡng (SDD) vừa là nguy cơ và vừa là yếu tố tiên lượng của bệnh tật và tử vong. Tỷ lệ tử vong hàng năm ước tính khoảng 10-15%, tỷ lệ này tăng lên 30% ở những người bệnh lọc máu chu kỳ (LMCK) bị SDD [5]. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng là bước đầu tiên để xác định các yếu tố có liên quan đến nguyên nhân SDD. Điều này rất cần thiết vì bước tiếp theo của việc phòng ngừa hoặc điều trị SDD phụ thuộc vào các yếu tố đã được xác định và sắp xếp các chiến lược can thiệp dinh dưỡng hiệu quả. Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và xác định một số yếu tố liên quan ở người bệnh bệnh thận mạn giai đoạn cuối lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2023-2024. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo BMI là 13,9%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo SGA-DMS là 75,9%. Có mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng với tuổi, trình độ học vấn, thời gian mắc bệnh thận mạn, thời gian lọc máu của đối tượng nghiên cứu (p<0,05). Kết luận: Cần đánh giá và theo dõi thường xuyên hơn tình trạng dinh dưỡng nhóm người bệnh này để xác định được nguyên nhân suy dinh dưỡng nhằm có kế hoạch can thiệp phù hợp

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Châu Thị Thảo Nguyên, Bùi Thị Hương Quỳnh và Dương Thị Kim Loan (2022), "Tỷ lệ suy dinh dưỡng và khẩu phần ăn của bệnh nhân bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Thống Nhất", Tạp chí Y học Việt Nam 515(1), tr. 275-279.
2. Lưu Xuân Ninh (2021), "Tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân bệnh thận mạn lọc máu chu kì tại Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng 2020-2021", Tạp chí dinh dưỡng & thực phẩm. 17(2), tr. 18-26.
3. Nguyễn Duy Đông (2017), Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ bằng đánh giá nhân trắc và điểm suy dinh dưỡng lọc máu tại Bệnh viện Quân y 103, Luận án Tiến sỹ y học, Học viện Quân y 103.
4. Nguyễn Văn Tuấn (2021), "Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối lọc máu chú kỳ tại Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An", Tạp chí Y học Việt Nam. 63, tr. 17-22.
5. BL Agboton, VD Agueh và MF Vaillant (2017), "Assessing the nutritional status of hemodialysis patients in a sub-saharan country", Clinical Nutrition Kidney International Journal. 3(145), pp. 12202472.
6. Kamyar Kalantar-Zadeh, Morton Kleiner và Eileen Dunne (1999), "A modified quantitative subjective global assessment of nutrition for dialysis patients", The European Dialysis Transplant Association-European Renal Association. 14(7), pp. 1732-1738.
7. P Yu Filinyuk và A Sh Rumyantsev (2021), "Obesity diagnostics in patients with hemodialysis: bioimpedansometry and caliperometry", Nephrology Dialysis Transplantation. 25(2), pp. 66-72.
8. Z Akhlaghi, F Sharifipour và M Nematy (2021), Assessment of nutritional status in maintenance hemodialysis patients: A multicenter cross‐sectional study in Iran, Seminars in Dialysis, Wiley Online Library, tr. 77-82.