THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TÂN PHƯỚC NĂM 2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
TÓM TẮT[1]
Mở đầu: Bên cạnh tăng huyết áp, đái tháo đường là bệnh lý nội tiết chuyển hóa song hành với các bệnh lý tim mạch, cũng đang là vấn đề xã hội mang tính toàn cầu, trở thành nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ tư hoặc thứ năm ở các nước phát triển và được xếp vào nhóm bệnh không lây phát triển nhanh nhất thế giới. Mục tiêu: Phân tích thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại Trung tâm Y tế huyện Tân Phước. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu, lấy mẫu thuận tiện thu thập kết quả dựa trên phiếu thu thập thông tin của 300 bệnh nhân phù hợp tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ. Kết quả: Qua khảo sát 300 hồ sơ bệnh án của bệnh nhân tăng huyết áp có kèm đái tháo đường típ 2 cho thấy độ tuổi trung bình là 64,92 ± 10,78 và tỷ lệ nam là 36,3%, nữ là 63,7%. Các yếu tố nguy cơ tim mạch phổ biến trong mẫu nghiên cứu bao gồm tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp, béo bụng hoặc béo phì và thói quen ăn mặn. Sử dụng nhiều nhất là thuốc amlodipin chiếm tỷ lệ rất cao 87,3%, tiếp đến là enalapril 14%, losartan 4%, bisoprolol 3%. Phác đồ đơn trị liệu chiếm 62,7% trong đó metformin chiếm đa số 59,7% và sulfonylure là 3%. Mệt mỏi là tác dụng phụ phổ biến nhất ghi nhận được trong nghiên cứu với tỷ lệ 36,7%, đau đầu là 23,7%. Tương tác thuốc ghi nhận được là 56 trường hợp chiếm tỷ lệ 18,7%, trong đó cặp tương tác nhiều nhất là metformin+enalapril 13,3%. Kết luận: Từ kết quả nghiên cứu, ta có thể thấy rằng bệnh nhân tăng huyết áp trong mẫu nghiên cứu có những yếu tố nguy cơ tim mạch phổ biến và đa số sử dụng thuốc amlodipin để điều trị. Việc giáo dục và tư vấn bệnh nhân về tầm quan trọng của tuân thủ điều trị sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị và giảm các biến chứng liên quan đến tăng huyết áp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Điều trị, đái tháo đường típ 2, tăng huyết áp.
Tài liệu tham khảo
2. Ogurtsova K., da Rocha Fernandes JD, Huang Y. IDF diabetes map: Global estimates of diabetes prevalence for 2015 and 2040. Diabetes Res Clin Pract. Year 2017; 128: 40–50.
3. Petrie JR, Guzik TJ, Touyz RM (2018). “Diabetes, Hypertension, and Cardiovascular Disease” Clinical Insights and Vascular Mechanisms. Can J Cardiol. 2018 May; 34(5):575-584.
4. Hội Tim mạch học Việt Nam (2018). Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp 2018, tr 6 – 41.
5. Đào Ngọc Sử (2021). Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2021. Luận văn thạc sĩ dược học, trường đại học Tây Đô, tr. 3-61
6. Đoàn Đỗ Trung Thành (2021). Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa quận thốt nốt thành phố Cần Thơ Năm 2019. Luận văn thạc sĩ dược học. Trường đại học Tây Đô, tr. 3-65.
7. Lê Ngọc Loan Trúc (2020). Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện Triều An – loan trâm Vĩnh Long năm 2018 – 2019. Luận văn thạc sĩ dược học, trường đại học Tây Đô, tr. 49-61
8. Tôn Văn Giàu (2021). Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại phòng khám ngoại trú khoa nội tim mạch – lão học bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ. Luận văn thạc sĩ dược học. Trường đại học Tây Đô, tr. 3-76.
9. Trần Hoàng Phúc (2021). Phân tích thực trạng sử dụng thuốc và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân tăng huyết áp mắc kèm đái tháo đường tại Bệnh viện Đa khoa Tây Ninh năm 2021. Luận văn thạc sĩ dược học, trường Đại học Tây Đô, tr. 1-83.
10. Trần Thị Loan (2012). Đánh giá tuân thủ điều trị của bệnh nhân tàng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện C Tỉnh Thái Nguyên, năm 2012. Luận văn thạc sỹ quản lý bệnh viện. Trường đại học y tế công cộng. tr. 4-88.