HIỆU QUẢ LÂM SÀNG CỦA LACTOBACILLUS REUTERI TRONG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ VIÊM NHA CHU KHÔNG PHẪU THUẬT

Nguyễn Việt Hà1, Hồ Thị Hòa1, Nguyễn Bích Vân1, Nguyễn Ngọc Yến Thư1,
1 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Viêm nha chu là một bệnh lý răng miệng phổ biến và là nguyên nhân hàng đầu gây mất răng. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả lâm sàng của viên nén chứa lợi khuẩn Lactobacillus reuteri (men vi sinh) trong hỗ trợ điều trị viêm nha chu không phẫu thuật. Đối tượng và phương pháp: 32 bệnh nhân được phân chia ngẫu nhiên vào 2 nhóm: nhóm can thiệp (ĐTKPT + men vi sinh) và nhóm chứng (ĐTKPT + giả dược). Men vi sinh hoặc giả dược được sử dụng 2 lần/ngày trong 4 tuần sau khi ĐTKPT. Đánh giá các chỉ số nha chu lâm sàng tại thời điểm ban đầu (T0), 2 tuần (T1), 1 tháng (T2) và 3 tháng (T3) sau điều trị. Kết quả: Kết quả nghiên cứu ghi nhận tại thời điểm 3 tháng, nhóm dùng men vi sinh có độ sâu túi tại nhóm túi trung bình (4-6 mm) và nhu cầu điều trị phẫu thuật thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng (p < 0,05). Kết luận: Sử dụng men vi sinh giúp cải thiện độ sâu túi nha chu trung bình và giảm nhu cầu phẫu thuật trong điều trị VNC. Cần thực hiện thêm các nghiên cứu để phát triển ứng dụng của men vi sinh trong thực hành lâm sàng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Teughels W, Durukan A, Ozcelik O, Pauwels M, Quirynen M, Haytac MC. Clinical and microbiological effects of Lactobacillus reuteri probiotics in the treatment of chronic periodontitis: a randomized placebo‐controlled study. Journal of clinical periodontology. 2013; 40(11):1025-1035.
2. Tekce M, Ince G, Gursoy H, et al. Clinical and microbiological effects of probiotic lozenges in the treatment of chronic periodontitis: a 1‐year follow‐up study. Journal of clinical periodontology. 2015;42(4):363-372.
3. İnce G, Gürsoy H, İpçi ŞD, Cakar G, Emekli‐Alturfan E, Yılmaz S. Clinical and biochemical evaluation of lozenges containing Lactobacillus reuteri as an adjunct to non‐surgical periodontal therapy in chronic periodontitis. Journal of periodontology. 2015;86(6):746-754.
4. Pelekos G, Ho SN, Acharya A, Leung WK, McGrath C. A double‐blind, paralleled‐arm, placebo‐controlled and randomized clinical trial of the effectiveness of probiotics as an adjunct in periodontal care. Journal of Clinical Periodontology. 2019;46(12):1217-1227.
5. Laleman I, Pauwels M, Quirynen M, Teughels W. A dual‐strain Lactobacilli reuteri probiotic improves the treatment of residual pockets: A randomized controlled clinical trial. Journal of clinical periodontology. 2020;47(1):43-53.
6. Citterio F, Gualini G, Chang M, et al. Pocket closure and residual pockets after non‐surgical periodontal therapy: A systematic review and meta‐analysis. Journal of clinical periodontology. 2022;49(1):2-14.
7. Pelekos G, Acharya A, Eiji N, Hong G, Leung WK, McGrath C. Effects of adjunctive probiotic L. reuteri lozenges on S/RSD outcomes at molar sites with deep pockets. Journal of clinical periodontology. 2020;47(9):1098-1107.
8. Martin‐Cabezas R, Davideau JL, Tenenbaum H, Huck O. Clinical efficacy of probiotics as an adjunctive therapy to non‐surgical periodontal treatment of chronic periodontitis: a systematic review and meta‐analysis. Journal of clinical periodontology. 2016;43(6):520-530.