ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU BẰNG PHƯƠNG PHÁP BƠM XI MĂNG KHÔNG BÓNG Ở BỆNH NHÂN XẸP ĐỐT SỐNG LOÃNG XƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN CHẤN THƯƠNG - CHỈNH HÌNH NGHỆ AN NĂM 2023

Phan Thanh Tuấn1,, Nguyễn Kim Đông1, Nguyễn Duy Mạnh2, Nguyễn Thị Thu An1
1 Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Nghệ An
2 Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu – Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân xẹp thân đốt  do loãng xương được điều trị bằng phương pháp bơm xi măng sinh học không bóng và đánh giá kết quả điều trị xẹp thân đốt sống  do loãng xương bằng phương pháp bơm xi măng sinh học không bóng tại bệnh viện chấn thương chỉnh hình Nghệ An. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu trên 29 bệnh nhân tạo hình đốt sống qua da khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Chấn thương - Chỉnh hình Nghệ An từ tháng 01 năm 2023 đến tháng 02 năm 2024. Kết quả: Hầu hết bệnh nhân xẹp đốt sống do loãng xương thường có độ tuổi cao, đặc biệt là bệnh nhân >70 tuổi chiếm tỷ lệ 55,1%, độ tuổi trung bình 75,8 ± 8,2. Đa số các bệnh nhân bị xẹp đốt sống là nữ giới chiếm 89,6% cao hơn nhiều so với nam giới 10,4%, tỷ lệ nữ/nam là 8,6. Đa số bệnh nhân xẹp đốt sống có T – sore < -2,5 chiếm 96,6%, không có bệnh nhân nào có T – score < -1 và chỉ có 1 trường hơp có T – score nằm trong khoảng từ -2,5 đến – 1. Và sau khi điều trị xẹp thân đốt sống do loãng xương bằng phương pháp bơm xi măng sinh học không bóng điểm VAS giảm rõ rệt trước và sau bơm. Theo dõi sau 6 tháng trở lên, kết quả rất tốt chiếm 58,6%, tốt chiếm 37,9%, trung bình chiếm 3,5%. Có 97,4% người bệnh rất hài lòng hoặc hài lòng với kết quả điều trị. Kết luận: Tạo hình đốt sống bằng bơm xi măng không bóng là một phương pháp điều trị an toàn với tỷ lệ biến chứng thấp và hiệu quả điều trị rất cao, 100% bệnh nhân giảm đau ngay sau bơm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. NIH Consensus Development Panel. Osteoporosis prevention, diagnosis, and therapy, JAMA: The Journal of the American Medical Association, 2001: 285(6), 785-795.
2. M.J. McGirt, et al. Vertebroplasty and kyphoplasty for the treatment of vertebral compression fractures: an evidenced-based review of the literature, The Spine Journal, 2009: 9(6), 501-508.
3. John D.B, John M.M. Percutanous vertebroplasty: technical considarations, Journal of Vascular and interventional Radiology, 2003: 14, 953
4. John D.B, John M.M. Percutaneous vertebroplasty: A developing standard of care for vertebral compression fractures, AJNR Am J Neuroradiol, 2001: 22, 373-381.
5. Matthew J.M et al. Vertebroplasty and kyphoplasty for the treatment of vertebral compression fractures: an evidenced-based review of the literature, The spine journal, 2009: 501-508.
6. Phạm Mạnh Cường, Phạm Minh Thông. Đánh giá hiệu quả của phương pháp tạo hình đốt sống qua da trong điều trị xẹp đốt sống bệnh lý, Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học Bệnh viện Bạch Mai, 2008: 1, 62-68.
7. Đỗ Mạch Hùng, Nguyễn Văn Thạch. Tạo hình đốt sống bằng bơm cement sinh học có bóng ở bệnh nhân xẹp đốt sống do loãng xương tại Bệnh viện Việt Đức, Y học Việt Nam, 2010: 2(374), 188-194.