KHẢO SÁT KIẾN THỨC CHUNG CỦA BÁC SĨ TRONG ĐIỀU TRỊ SỐC NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM HIỆN NAY
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn vẫn đang là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Nghiên cứu nhằm khảo sát việc áp dụng các hướng dẫn trong thực hành điều trị nhiễm khuẩn huyết của các Bác sĩ (BS) ở Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu khảo sát cắt ngang mô tả trên đối tượng BS về chẩn đoán và xử trí nhiễm khuẩn huyết trẻ em theo hướng dẫn của Surviving Sepsis Campaign (SSC) 2020. Thu thập dữ liệu dựa trên bảng câu hỏi dựng sẵn. Kết quả: Từ 5/2024 đến 6/2024, nghiên cứu ghi nhận 219 BS phản hồi. Tỷ lệ nam/nữ là 1/1. Có 24,6% BS sàng lọc sốc nhiễm khuẩn trong vòng 5 phút và 86,3% sử dụng dịch truyền bolus (20 mL/kg). Có 65,3% BS chọn Adrenaline là vận mạch đầu tay. Tỷ lệ sử dụng kháng sinh (KS) trong vòng 60 phút là 96,8% với Carbapenem được dùng nhiều nhất (54,3%) và thường phối hợp với Vancomycin (21,5%) hoặc Aminoglycoside (21,5%). Có 26,0% BS chưa tham gia tập huấn về chẩn đoán và điều trị sốc nhiễm khuẩn trẻ em. Yếu tố liên quan đến lựa chọn thuốc vận mạch trong sốc nhiễm khuẩn là tham gia các khoá huấn luyện với tỷ lệ chênh (OR) là 2,13; KTC 95% 1,08 - 4,18; p =0,028. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy một cái nhìn tổng quan về việc áp dụng các hướng dẫn trong thực hành điều trị nhiễm khuẩn huyết ở trẻ em. Những phát hiện này sẽ rất hữu ích trong việc tăng cường tham gia các khoá huấn luyện về nhiễm khuẩn huyết tại các bệnh viện (BV) hằng năm.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Sốc nhiễm khuẩn; nhiễm khuẩn huyết, khảo sát; trẻ em
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Hữu Châu Đức, Phạm Thị Ngọc Bích, Nguyễn Đắc Lương. Bước đầu nghiên cứu giá trị tiên lượng tử vong của hệ thống phân tầng (PIRO) ở bệnh nhi nhiễm khuẩn huyết tại trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Trung ương Huế. Tạp chí Nhi khoa 2024 2024;17(1):9-15.
3. Phung Nguyen The Nguyen, Bui Thanh Liem, Tran Diep Tuan. Sepsis in Pediatric in Vietnam: A Retrospective Study in Period 2008 to 2018. Systematic Reviews in Pharmacy. 2020; 11(1):179-184. doi:10.5530/srp.2020.1.24
4. Tổng cục thống kê dân số Việt Nam. Thông cáo báo chí về tình hình dân số, lao động việc làm Quý IV và năm 2023. Accessed truy cập ngày 7/9/2024,
5. Nguyễn Thị Diệu Thúy, Nguyễn Thị Việt Hà, Nguyễn Thị Thúy Hồng. Thực trạng và nhu cầu bác sĩ chuyên khoa Nhi làm việc tại Bệnh viện tuyến tỉnh, huyện theo các vùng sinh thái Việt Nam. Tạp chí Nhi khoa. 2022;15(5):107-114.
6. Niamsanit S., T. Saengthongpitag, R. Uppala, et al. Survey of Thai Physicians' Practice in Pediatric Septic Shock. Children (Basel, Switzerland). May 15 2024; 11(5)doi:10.3390/ children11050597
7. Hilarius K. W. E., P. W. Skippen, N. Kissoon. Early Recognition and Emergency Treatment of Sepsis and Septic Shock in Children. Pediatric emergency care. Feb 2020;36(2):101-106. doi:10.1097/pec.0000000000002043
8. Davis A. L., J. A. Carcillo, R. K. Aneja, et al. American College of Critical Care Medicine Clinical Practice Parameters for Hemodynamic Support of Pediatric and Neonatal Septic Shock. Critical care medicine. Jun 2017;45(6): 1061-1093. doi:10. 1097/ccm.0000000000002425
9. Weiss S. L., M. J. Peters, W. Alhazzani, et al. Surviving Sepsis Campaign International Guidelines for the Management of Septic Shock and Sepsis-Associated Organ Dysfunction in Children. Pediatric critical care medicine: a journal of the Society of Critical Care Medicine and the World Federation of Pediatric Intensive and Critical Care Societies. Feb 2020;21(2):e52-e106. doi:10.1097/pcc.0000000000002198
10. Eric J. Lavonas, David J. Magid, Khalid Aziz, et al. Highlights of the 2020 American Heart Association (AHA) Guidelines for Cardiopulmonary Resuscitation (CPR) and Emergency Cardiovascular Care (ECC). American Heart Association 2020.