ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN KHÓ BẰNG ĐÈN SOI MỀM (FIBERSCOPE) CÓ DÙNG AN THẦN TỈNH Ở BỆNH NHÂN ÁP XE VÙNG HÀM MẶT KHÍT HÀM

Nguyễn Quang Bình1, Nguyễn Văn Luân2, Vũ Đức Long1, Vũ Doãn Tú1,
1 Viện RHM Trung ương
2 Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá hiệu quả đặt nội khí quản (NKQ) khó bằng đèn soi ống mềm có dùng an thần tỉnh ở bệnh nhân áp xe vùng hàm mặt khít hàm. Nghiên cứu tiến cứu 76 bệnh nhân, chia 2 nhóm ngẫu nhiên: nhóm 1 dùng an thần tỉnh bằng propofol kết hợp gây tê thanh quản bằng lidocain 2% và nhóm 2 không dùng an thần mà chỉ gây tê thanh quản bằng lidocain 2%. Kết quả cho thấy đặc điểm áp xe vùng hàm mặt liên quan đến đặt NKQ khó ở hai nhóm (p > 0,05); mức độ an thần theo BIS ở nhóm 1 (80 < BIS < 90) thấp hơn (p = 0,001) so với nhóm 2 (90 < BIS < 100); mức độ rất tốt đặt NKQ theo Golf Berg nhóm 1 (89,50%) cao hơn (p = 0,001) so với nhóm 2 (57,90%); thời gian đặt NKQ nhóm 1 (31,34 ± 4,33 giây) nhanh hơn (p = 0,001) so với nhóm 2 (42,89 ± 10,04 giây); Như vậy, đặt NKQ khó bằng đèn soi ống mềm có dùng an thần tỉnh cho hiệu quả tốt hơn, thời gian nhanh hơn và an toàn ở người bệnh áp xe vùng hàm mặt khít hàm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Mahran E, Hassan M (2016). Comparative randomised study of GlideScope® video laryngoscope versus flexible fibre-optic bronchoscope for awake nasal intubation of oropharyngeal cancer patients with anticipated difficult intubation. Indian J Anaesth. 60(12):936-938.
2. Roshan M.S., Shital N.M. et al. (2016),"Awake fiberoptic intubation in patients of deep neck infections: experience at rural tertiary care hospital: case series", International Journal of Medical Science and Public Health, 5(12).
3. Ismail A.J., Wan Ahmeed W.A., Mohd Zaini R.H. et al. (2021),"Awake Nasal Fiberoptic Intubation in Diffuse Para-pharyngeal Abscess", 22(22): 1-5.
4. Goldberg M., Larijani G., Azad S. et al. (1989), "Comparison of tracheal intubating conditions and neuromuscular blocking profiles after intubating doses of mivacurium chloride or succinylcholine in surgical outpatients", 69(1): 93-99.
5. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2022), So sánh hiệu quả khởi mê, thoát mê và tác dụng trên tuần hoàn giữa gây mê kết hợp propofol TCI với ketamin và etomidat với sevofluran ở bệnh nhân cao tuổi, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà nội.
6. Alhomary M., Ramadan E., Curran E. et al. (2018),"Videolaryngoscopy vs. fibreoptic bronchoscopy for awake tracheal intubation: a systematic review and meta‐analysis", 73(9): 1151-1161
7. Lallo, Alexandre MD. et al. A Comparison of Propofol and Remifentanil Target-Controlled Infusions to Facilitate Fiberoptic Nasotracheal Intubation. Anesthesia & Analgesia 108(3):p 852-857, March 2009.
8. Ahmad I., El‐Boghdadly K., Bhagrath R. et al. (2020), "Difficult Airway Society guidelines for awake tracheal intubation (ATI) in adults", 75(4): 509-528.
9. Vourc'h M., Huard D., Le Penndu M. et al. (2023), "High-flow oxygen therapy versus facemask preoxygenation in anticipated difficult airway management (PREOPTI-DAM): an open-label, single-centre, randomised controlled phase 3 trial".
10. Cabrini L., Redaelli M.B., Ball L. et al. (2019), "Awake fiberoptic intubation protocols in the operating room for anticipated difficult airway: a systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials", 128(5): 971-980.