ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KIỂM SOÁT CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA BỆNH NHÂN MẠCH VÀNH MẠN TÍNH SAU CAN THIỆP GIÁO DỤC TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả kiểm soát các YTNC của người bệnh ĐMV mạn tính sau can thiệp GDSK tại Bệnh viện TƯQĐ 108. Đối tượng và phương pháp: Đối tượng là 50 BN có bệnh ĐMV mạn tính điều trị ngoại trú tại Phòng khám Nội tim mạch - Bệnh viện TƯQĐ 108 từ 03-11/2023. Phương pháp NC tiến cứu, mô tả cắt ngang, có can thiệp. Đánh giá YTNC trước can thiệp; thực hiện can thiệp GDSK; đánh giá lại YTNC. BN được can thiệp GDSK về khái niệm bệnh ĐMV, kiến thức về các YTNC tim mạch, các khuyến cáo và hướng dẫn kiểm soát các YTNC thông qua tư vấn đối thoại trực tiếp trong 30 phút. Nội dung GDSK được in và phát cho BN dưới hình thức lời dặn kèm đơn thuốc ghim vào sổ khám bệnh. Thu thập, xử lý số liệu bằng thuật toán thống kê y học bởi phần mềm SPSS 20.0. Tính các giá trị %, giá trị TB, kiểm định Wilcoxon test, Mcnerman test để so sánh các giá trị TB và tỷ lệ % trước và sau can thiệp. Kết quả: Can thiệp GDSK góp phần giảm các chỉ số LDL-C máu (3,11 ± 1,1mmol/L so với 3,57 ± 1,8mmol/L với p= 0,004), glucose máu (6,07 ± 1,8 mmol/L so với 6,75 ± 2,3mmol/L với p= 0,007), BMI (25,12 ± 2,6 kg/m2 so với 25,78 ± 3,1kg/m2 với p= 0,012), giảm tỷ lệ BN sống tĩnh tại, ít vận động (38% so với 52% với p= 0,019). Tăng tỷ lệ BN có chế độ ăn theo khuyến cáo: Hạn chế chất béo xấu (84% so với 26% với p= 0,001); thay bằng chất béo tốt (76% so với 48% với p= 0,018); hạn chế tinh bột và kiểm soát cân nặng (58% so với 32% với p= 0,022); ăn tăng chất xơ và thức ăn có GI thấp (96% so với 74% với p= 0,050); ăn giảm muối (64% so với 30% với p= 0,005). Kết luận: GDSK cho BN bệnh ĐMV mạn tính làm giảm các chỉ số YTNC liên quan đến chuyển hoá (LDL-C, glucose, BMI), thay đổi các chỉ số YTNC liên quan đến hành vi của BN (giảm tỷ lệ BN sống tĩnh tại ít vận động, tăng tỷ lệ BN có chế độ ăn theo khuyến cáo).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bệnh mạch vành mạn tính, yếu tố nguy cơ tim mạch, giáo dục sức khỏe.
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y Tế, 2020. Quyết định số 5332/QĐ- BYT về ban hành tài liệu chuyên môn “Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh mạch vành”
3. Abu Shuaib K, Ismail M, Fouad NAM, 2014. Effect of educational program on compliance of myocardial infarction patients in Gaza. JEP. 2014;5:5–14.
4. Ghahramanian A, Golchin M, Rostami H, 2011. Educational needs of myocardial infarction patients. J Urmia Nurs Midwifery Fac. 2011;9:157–163.
5. WHO, 2007. Prevention of Cardiovascular Disease-Guidelines for assessment and management of cardiovascular risk. ISBN 978 92 4 154717 8. Pp.27
6. Carlene M M Lawes (2002). Blood pressure and coronary heart disease: a review of the evidence. 2002 Nov;2(4):355-68.doi: 10.1055/s-2002-36765. PMID: 16222626 DOI:10.1055/s-2002-36765
7. WHO. Global Health Observatory (GHO) data. https://.who.int/gho/ncd/risk_factors/cholesterol_text/en.
8. Alkhawam H, Nguyen J, Sayanlar J, Sogomonian R, Desai R, Jolly J, et al (2016). Coronary artery disease in patients with body mass index ] 30 kg/m 2 :a retrospective chart analysis. J Community Hosp Intern Med 2016; 6(3):31483.
9. Norazlin AB Manap, et al (2018). Effect of an education
programme on cardiovascular health index among patients with myocardial infarction: a preliminary study. 2018;25(2):105–115..https://doi.org/10. 21315/mjms2018.25.2.11