KIẾN THỨC – THỰC HÀNH CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG VÀ BỆNH NHA CHU Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KIÊN GIANG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của can thiệp giáo dục sức khỏe tăng cường lên kiến thức và thực hành về chăm sóc sức khỏe răng miệng và bệnh nha chu ở bệnh nhân đái tháo đường tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Kiên Giang. Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp ngẫu nhiên có đối chứng từ tháng 01/2022 đến tháng 03/2022, với nhóm can thiệp là bệnh nhân đái tháo đường được giáo dục sức khỏe răng miệng tăng cường và nhóm chứng được giáo dục sức khỏe răng miệng thường quy. Kết quả: Sau can thiệp, điểm kiến thức ở nhóm can thiệp tăng từ 3 điểm lên 6 điểm (p < 0,001) và nhóm chứng tăng từ 3 điểm lên 5 điểm (p < 0,001). Điểm kiến thức ở nhóm can thiệp cao hơn nhóm chứng tại thời điểm sau can thiệp với p=0,002. Về thực hành, nhóm can thiệp cải thiện điểm thực hành từ 4 điểm lên 7 điểm (p<0,001). Nhóm chứng cải thiện điểm thực hành từ 3,5 điểm lên 6 điểm (p<0,001). Nhóm can thiệp cải thiện điểm thực hành cao hơn nhóm chứng với p<0,001. Kết luận: Việc can thiệp giáo dục sức khỏe tăng cường có hiệu quả cải thiện kiến thức và thực hành của bệnh nhân ĐTĐ về bệnh nha chu và chăm sóc răng miệng so với quy trình điều trị thường quy tại bệnh viện.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
đái tháo đường, giáo dục sức khỏe, chăm sóc sức khỏe răng miệng, kiến thức, thực hành
Tài liệu tham khảo
2. De Silva T, Weerasekera M, Edirisinghe D, et al. Patients with Diabetes; Their Perception and Practices towards Oral Health. World Journal of Pharmaceutical Research. 2016; 5(3):149-158.
3. Jonsson B, Ohrn K, Oscarson N, Lindberg P. The Effectiveness Of An Individually Tailored Oral Health Educational Programme On Oral Hygiene Behaviour In Patients With Periodontal Disease: A Blinded Randomized-controlled Clinical Trial (one-year Follow-up). Journal of clinical periodontology. 2009; 36(12):1025-34.
4. Hasan SMM, Rahman M, Nakamura K, Tashiro Y, Miyashita A, Seino K. Relationship between diabetes self-care practices and control of periodontal disease among type 2 diabetes patients in Bangladesh. PLoS One. 2021;16(4):e0249011.
5. Pham TAV, Tran TTP. The interaction among obesity, Type 2 diabetes mellitus, and periodontitis in Vietnamese patients. Clin Exp Dent Res. Jun 2018;4(3):63- 71.
6. Poudel P, Griffiths R, Wong VW, et al. Oral health knowledge, attitudes and care practices of people with diabetes: a systematic review. BMC Public Health. 2018; 18:577.
7. Saengtipbovorn S, Taneepanichskul S. Effectiveness of lifestyle change plus dental care program in improving glycemic and periodontal status in aging patients with diabetes: a cluster, randomized, controlled trial. J Periodontol. 2015; 86(4):507-15.
8. Shanmukappa SM, Nadig P, Puttannavar R, Ambareen Z, Gowda TM, Mehta DS. Knowledge, Attitude, and Awareness among Diabetic Patients in Davangere about the Association between Diabetes and Periodontal Disease. J Int Soc Prev Community Dent. 2017; 7(6):381–388.
9. Yuen HK, Wolf BJ, Bandyopadhyay D, Magruder KM, Salinas CF, London SD. Oral Health Knowledge and Behavior among Adults with Diabetes. Diabetes Res Clin Pract. 2009; 86(3):239-246.