KHẢO SÁT VI SINH SANG THƯƠNG NỘI NHA – NHA CHU TRÊN RĂNG MỘT CHÂN TRƯỚC VÀ SAU ĐIỀU TRỊ

Lê Hoàng Thư1,, Nguyễn Thu Thủy1
1 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh - Khoa Răng Hàm Mặt

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu khảo sát sự thay đổi vi sinh trong sang thương nội nha – nha chu trên răng một chân trước và sau điều trị nội nha và nha chu không phẫu thuật. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện trên 15 mẫu răng một chân có sang thương nội nha – nha chu được điều trị tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Các chỉ số vi sinh và lâm sàng trước và sau điều trị được ghi nhận và so sánh. Mẫu vi khuẩn được thu thập từ ống tủy và túi nha chu, sau đó phân tích bằng phương pháp real-time PCR. Kết quả: Số lượng vi khuẩn trong ống tủy và túi nha chu sau điều trị giảm đáng kể so với trước điều trị. Đối với vi khuẩn Porphyromonas gingivalis (Pg), trung vị số lượng vi khuẩn trong ống tủy giảm từ 62 Log10 copies/ml xuống còn 57 Log10 copies/ml (p = 0.043), trong khi ở túi nha chu giảm từ 63 Log10 copies/ml xuống còn 50 Log10 copies/ml (p = 0.038). Tương tự, vi khuẩn Treponema denticola (Td) và Fusobacterium nucleatum (Fn) cũng ghi nhận sự giảm đáng kể sau điều trị. Kết luận: Điều trị nội nha và nha chu không phẫu thuật làm giảm đáng kể số lượng vi khuẩn trong sang thương nội nha – nha chu, góp phần cải thiện tình trạng lâm sàng của bệnh nhân. Tuy nhiên, sự giảm này không hoàn toàn đồng đều giữa các loại vi khuẩn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Gomes BP, Berber VB, Kokaras AS, Chen T, Paster BJ. Microbiomes of Endodontic-Periodontal Lesions before and after Chemomechanical Preparation. J Endod. Dec 2015; 41(12): 1975-84. doi:10.1016/ j.joen.2015.08.022
2. Lopes EM, Passini MRZ, Kishi LT, Chen T, Paster BJ, Gomes B. Interrelationship between the Microbial Communities of the Root Canals and Periodontal Pockets in Combined Endodontic-Periodontal Diseases. Microorganisms. Sep 10 2021;9(9)doi:10.3390/microorganisms9091925
3. Lindhe J. Clinical Periodontology and Implant Dentistry. Seventh Edition ed. vol Two-Volume Set. Wiley-Blackwell; 2021.
4. Alves FR, Rôças IN, Almeida BM, Neves MA, Zoffoli J, Siqueira JF, Jr. Quantitative molecular and culture analyses of bacterial elimination in oval-shaped root canals by a single-file instrumentation technique. Int Endod J. Sep 2012; 45(9): 871-7. doi:10.1111/j.1365-2591.2012.02045.x
5. Ana Moura T, Manso MC, Cristina P, José C. A review of microbiological root canal sampling: updating an emerging picture. Archives of Oral Research. 2013;9(1)doi:10.7213/archivesoforal research.09.001.ar01
6. Xia M, Qi Q. Bacterial analysis of combined periodontal-endodontic lesions by polymerase chain reaction-denaturing gradient gel electrophoresis. J Oral Sci. 2013;55(4):287-91. doi:10.2334/josnusd.55.287
7. Kobayashi T, Hayashi A, Yoshikawa R, Okuda K, Hara K. The microbial flora from root canals and periodontal pockets of non-vital teeth associated with advanced periodontitis. Int Endod J. Mar 1990;23(2):100-6. doi:10.1111/j.1365-2591.1990.tb00847.x
8. Ardila CM, Vivares-Builes AM. Clinical Efficacy of Treatment of Endodontic-Periodontal Lesions: A Systematic Scoping Review of Experimental Studies. Int J Environ Res Public Health. Oct 21 2022;19(20)doi:10.3390/ijerph192013649