ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHI MẮC HEMOPHILIA TẠI VIỆN HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhi mắc hemophilia tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương giai đoạn 2019 - 2024. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 328 bệnh nhi được chẩn đoán mắc hemophilia đang được điều trị và quản lý tại Trung tâm Hemophilia Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương. Kết quả: Trong 328 bệnh nhi: 68,6% bệnh nhi được phát hiện bệnh tại thời điểm dưới 1 tuổi, 70,1%, bệnh nhân hemophilia A; 29,9% bệnh nhân hemophilia B, trong đó mức độ nặng của 2 thể bệnh là 69,5%. 79,3% khởi phát tự nhiên, triệu chứng lâm sàng chủ yếu là xuất huyết khớp (44,5%) và xuất huyết dưới da (26,5%), thứ tự xuất huyết khớp lần lượt là khớp gối (44,4%) khớp cổ chân (37,3%) khớp khủy (10,4%). Nhóm tuổi ≥ 5 tuổi có tỉ lệ xuất hiện khớp đích và xuất huyết khớp cao hơn so với nhóm trẻ < 5 tuổi. APTTs, rAPTT của bệnh nhân hemophilia A cao hơn hemophilia B.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bệnh hemophilia, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương.
Tài liệu tham khảo
2. Ngô Thị Hưởng (2012), "Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học lâm sàng bệnh Hemophilia và hiệu quả sử dụng Hemofil M trong điều trị hemophili A", Luận án tốt nghiệp Bác sĩ Nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Mai (2018), "Nghiên cứu phát hiện bệnh nhân và người mang gen bệnh hemophili a dựa trên phân tích phả hệ", Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại Học Y Hà Nội.
4. Trần Bằng Lăng (2020), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân Hemophilia tại bệnh viện Huyết học-Truyền máu Cần Thơ 2019-2020", Luận văn Chuyên khoa cấp II., Trường đại học Y -Dược Cần Thơ.
5. Vũ Thị Minh Châu (2001), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của bệnh hemophilia A tại Viện Huyết học - Truyền máu", Trường Đại học Y Hà Nội. Luận văn chuyên khoa cấp II.
6. Amy L. Dunn, et al. (2016), "Target Joint Bleeding in Pediatric Patients with Hemophilia Α Receiving Twice Weekly Prophylaxis with a Pegylated Full-Length Recombinant Factor VIII with Extended Half-Life". Disorders of Coagulation or Fibrinolysis: Poster III.
7. Mai, Nguyen Thi, et al. (2022), Study on demographic, clinical and therapeuticcharacteristics of hemophilia patients at national institute of hematology and blood transfusion 2019-2020, wiley 111 river st, hoboken 07030-5774, nj usa, pp. 36-36.
8. Marilyn Manco-Johnson, et al. (2023), "Risk Factors for Joint Bleeding in Severe Hemophilia a and B: Analysis of the Community Counts Longitudinal Surveillance Cohort", Disorders of Coagulation or Fibrinolysis: Clinical and Epidemiological| November 2, 2023.
9. Singh, A., et al. (2023), "Clinicopathological Parameters of Haemophilia Patients at a Tertiary Care Centre in Northern India", Cureus. 15(7), p. e41670.
10. Chiari, John B, et al. (2024), "Joint bleeds in mild hemophilia: Prevalence and clinical characteristics", Haemophilia. 30(2), pp. 331-335.