HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ NHÂN TUYẾN GIÁP LÀNH TÍNH BẰNG SÓNG CAO TẦN TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: “Đánh giá kết quả điều trị nhân giáp lành tính bằng sóng cao tần” và “Nhận xét một số tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị nhân tuyến giáp lành tính bằng đốt sóng cao tần trong 3 tháng”. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả, theo dõi dọc được thực hiện trên 55 người bệnh (NB) có chẩn đoán nhân tuyến giáp lành tính được điều trị bằng sóng cao tần tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương từ tháng 10/2023 đến tháng 6 năm 2024. Kết quả: Sau 3 tháng điều trị, điểm triệu chứng, điểm thẩm mỹ, mức độ tăng sinh mạch và thể tích nhân giáp có sự giảm rõ rệt. Điểm triệu chứng 4,05 ± 0,86 giảm còn 1,14 ± 0,98, điểm thẩm mỹ 3,31 ± 0,72 giảm còn 2,03 ± 0,19, mức độ tăng sinh mạch 2,83 ± 0,79 giảm còn 1,22 ± 0,42, thể tích nhân giáp 6,43 ± 2,91ml giảm còn 3,08 ± 1,64ml. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p <0,05. Trước điều trị, 100% NB có điểm triệu chứng ở mức độ vừa, điểm thẩm mỹ chủ yếu ở mức ≥3 và mức độ tăng sinh mạch từ độ II trở lên. Sau RFA, NB có điểm triệu chứng mức độ vừa (3,64%), nhẹ (60%) và 36,36% hết hẳn các triệu chứng; điểm thẩm mỹ giảm chủ yếu chỉ còn ở mức 2 (96,36%); mức giảm tỷ lệ thể tích tuyến giáp chủ yếu là từ 60% trở lên (62,27%) và mức độ tăng sinh mạch của nhân tuyến giáp giảm chỉ còn ở độ I (78,18%) và độ II (21,82%). Kết luận: Đốt sóng cao tần tỏ ra hiệu quả và an toàn trong điều trị nhân giáp lành tính.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
nhân giáp, đốt sóng cao tần, an toàn, hiệu quả
Tài liệu tham khảo
2. Ngọ Văn Thọ và Nguyễn Quốc Dũng, Đánh giá hiệu quả điều trị u lành tuyến giáp có điểm thẩm mỹ ≥ 3 bằng đốt sóng cao tần. Tạp chí Điện quang & Y học Hạt nhân. 2022(49):66-72.
3. Nguyễn Tố Ngân và cộng sự, Bước đầu đánh giá hiệu quả phương pháp đốt sóng cao tần nhân lành tính tuyến giáp có triệu chứng. Tạp chí Điện Quang Việt Nam,2019:49-55.
4. Nguyễn Văn Bằng, Nghiên cứu kết quả điều trị nhân giáp lành tính bằng đốt sóng cao tần tại Bệnh viện Đa khoa Gia đình Đà Nẵng. Tạp chí Nội tiết và Đái tháo đường, 2020(38): 67-73.
5. Durante C et al. 2023 European Thyroid Association Clinical Practice Guidelines for thyroid nodule management. European thyroid journal. 2023(12).
6. Fuller CW et al. Radiofrequency ablation for treatment of benign thyroid nodules: systematic review. The Laryngoscope. 2014;124(1):346-353.
7. Hussain I et al, Safety and Efficacy of Radiofrequency Ablation of Thyroid Nodules-Expanding Treatment Options in the United States. Journal of the Endocrine Society. 2021, 5(8).
8. Tang X et al. Evaluation of the safety and efficacy of radiofrequency ablation for treating benign thyroid nodules. Journal of Cancer. 2017;8(5):754-760.
9. Tran NQ, Le BH, Hoang CK, Nguyen HT, Thai TT. Prevalence of Thyroid Nodules and Associated Clinical Characteristics: Findings from a Large Sample of People Undergoing Health Checkups at a University Hospital in Vietnam. Risk management and healthcare policy. 2023(16):899-907.
10. Vu DL, Pham MT, Nguyen VB, Le TM et al, Efficacy and Safety of Radiofrequency Ablation for the Treatment of Autonomously Functioning Thyroid Nodules: A Long-Term Prospective Study. Therapeutics and clinical risk management. 2022(18):11-19.