NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH BỆNH TẬT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA VĨNH LONG NĂM 2021

Nguyễn Quốc Phục1,, Nguyễn Trương Duy Tùng1
1 Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Mô hình bệnh tật phản ánh tình trạng sức khỏe và phần nào phản ánh tình hình kinh tế - xã hội của quốc gia hay cộng đồng đó. Điều kiện kinh tế xã hội và lối sống của người dân có ảnh hưởng mạnh mẽ đến mô hình bệnh tật [1]. Đã có một số nghiên cứu mô hình bệnh tật tại các bệnh viện, nhưng nghiên cứu mô hình bệnh tật tại cộng đồng còn khá ít, nên chưa cung cấp được các bằng chứng đầy đủ về nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ các chương bệnh và mười bệnh mắc cao nhất theo ICD10 của các bệnh nhân khám chữa bệnh Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành bằng phương pháp hồi cứu dữ liệu hồ sơ bệnh án lưu trữ trên máy tính của 283.606 người bệnh đến khám và điều trị từ 01/01/2023 đến 31/12/2023 tại Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long. Phân loại bệnh được sắp xếp theo chương dựa theo cách phân loại bệnh tật theo ICD-10 theo bộ mã 3 ký tự của tổ chức y tế thế giới gồm 22 chương. Kết quả: Các chương bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt là Bệnh hô hấp (chương X), 33,47%, Bệnh hệ tuần hoàn (chương IX), 21,78%, Bệnh hệ cơ xương khớp và mô liên kết (chương XIII) 13,4%, Bệnh hệ tiêu hóa (chương XI) 11,19%. Ở trẻ em < 15 tuổi,  bệnh hô hấp (chương X) là phổ biến nhất, chiếm trên 70%. Ở người 16-59 tuổi và người > 60 tuổi chương bệnh cao nhất là bệnh hệ tuần hoàn (chương IX) 20,77% và 36,13%, bệnh hệ hô hấp (chương X) và 26,3% và 18,45%, bệnh hệ cơ xương khớp (chương XIII) 15,99% và 17,49% và bệnh hệ tiêu hóa (chương XI) 12,99% và 10,43%, bệnh phổ biến tại tại trạm y tế là tăng huyết áp vô căn nguyên phát, viêm mũi họng cấp, và các bệnh viêm khớp. Kết luận: Mô hình bệnh tật tại trạm y tế thay đổi có xu hướng gia tăng nhóm bệnh không lây, giảm nhóm bệnh nhiễm trùng và chấn thương, ngộ độc.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Hoàng Ninh, Chuyên đề Các yếu tố xã hội quyết định sức khỏe, TCTYTG và Viện Vệ sinh y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh, NXB GTVT, 2009
2. Bộ Y tế, Niên giám thống kê năm 2014, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, Năm 2014
3. Bộ Y tế, Niên giám thống kê năm 2009, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, Năm 2009
4. Nguyễn Thị Thanh Hải (2005), Nghiên cứu mô hình bệnh tật và hoạt động khám chữa bệnh tại các bệnh viện Đa khoa tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Luận văn thạc sĩ y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội, 2005
5. Trường Đại học Y tế Công cộng (2011), Gánh nặng bệnh tật và chấn thương ở Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội
6. Lê Nam Trà (2006), Xây dựng và đánh giá phương pháp nghiên cứu mô hình bệnh tật và tử vong người Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu cấp Bộ- Bộ Y tế, Hà Nội, 2006
7. WHO (2015), Global, regional, and national comparative risk assessment of 79 behavioural, environmental and occupational, and metabolic risks or clusters of risks in 188 countries, 1990-2013: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2013, Lancet Journal, 2015 Vol 5; 386: 2287- 2323.