ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH HỌC NÃO TRÊN BỆNH NHÂN NGỘ ĐỘC CẤP METHANOL
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh tổn thương nhu mô não ở bệnh nhân ngộ độc cấp methanol. Phương pháp: Mô tả hồi cứu 86 bệnh nhân (83 nam và 3 nữ, độ tuổi trung bình 52,86 ± 11,73 tuổi) được chẩn đoán ngộ độc cấp methanol và được chụp cắt lớp vi tính (CLVT) hoặc cộng hưởng từ (CHT) não tại Bệnh viện Bạch Mai về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh não. Kết quả: Kết quả hình ảnh CLVT/CHT não cho thấy có 68/86 (79,1%) bệnh nhân có tổn thương nhu mô não. Trong đó tổn thương nhân bèo đối xứng hai bên chiếm 37,2%, xuất huyết não (29,1%), phù não lan tỏa (24,4%), tổn thương chất trắng dưới vỏ (24,4%), xuất huyết dưới nhện (3,4%), tổn thương tiểu não (8,1%). Những phát hiện này có liên quan đến độ pH máu, thang điểm hôn mê Glasgow (GCS), nghiện rượu, PXAS dương tính, pO2, lactat, tăng áp lực thẩm thấm, tăng khoảng trống áp lực thẩm thấu, nồng độ methanol (p < 0,05). Tổn thương não trên CLVT/CHT có khả năng dự đoán nhất cho tiên lượng xấu là tổn thương nhân bèo đối xứng hai bên, xuất huyết não, phù não lan tỏa, tổn thương chất trắng dưới vỏ. Kết luận: Bệnh nhân ngộ độc cấp Methanol bị nhiễm toan nặng, GCS thấp, pH thấp, độ bão hòa oxy thấp và nồng độ glucose cao nên được thăm khám hình ảnh não. Tổn thương não cung cấp thông tin có giá trị cho việc chẩn đoán và quản lý bệnh nhân ngộ độc cấp methanol.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
ngộ độc cấp, methanol, hình ảnh học.
Tài liệu tham khảo
2. Barceloux D.G, et al. (2002). American Academy of Clinical Toxicology practice guidelines on the treatment of methanol poisoning. J Toxicol Clin Toxicol, 40(4), 415-46.
3. Eyup C., Ahmet M. H. (2022) CT and MR Imaging Findings in Methanol Intoxication Manifesting with BI Lateral Severe Basal Ganglia and Cerebral Involvement, Journal of the Belgian Society of Radiology, 106(1): 66
4. Morteza S. T., Hossein H. M., et al (2010). The value of brain CT findings in acute methanol toxicity, European Journal of Radiology, 73(2): 211 - 214
5. Lee C.Y., Chang E.K., Lin J.L., et al (2014). Risk factors for mortality in Asian Taiwanese patients with methanol poisoning. Ther Clin Risk Manag, 10, 61-7.
6. Saeid E., Arash T., Sedighe Hi., et al (2023). Methanol poisoning during the COVID‐19 pandemicin Iran:A retrospective cross‐sectional study of clinical, laboratory, and brain imaging characteristics and outcomes. Health Sci. Rep. 2023;6:e1752.
7. Sefidbakht S., Rasekhi A.R., Kamali K., et al (2007). Methanol poisoning: acute MR and CT findings in nine patients, Neuroradiology. 49(5), 427-35.
8. Wedge M.K., Natarajan S., Johanson C., et al (2012). The safety of ethanol infusions for the treatment of methanol or ethylene glycol intoxication: an observational study. CJEM; 14(5):283-9
9. Zakharov S., Nurieva O., Kotikova K., et al (2017). Positive serum ethanol concentration on admission to hospital as the factor predictive of treatment outcome in acute methanol poisoning. Monatsh Chem, 148(3):409-419.