TÌNH HÌNH NHIỄM KÝ SINH TRÙNG CỦA BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ Y TẾ TẠI TỈNH VĨNH LONG NĂM 2023

Nguyễn Quốc Phục1, Đặng Phúc Vinh2, Huỳnh Quế Thư2, Nguyễn Trương Duy Tùng1,
1 Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long
2 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Vĩnh Long

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ký sinh trùng là bệnh có tỷ lệ mắc cao tại Việt Nam. Các triệu chứng thường kém đặc hiệu và diễn tiến âm thầm gây khó khăn trong công tác chẩn đoán và điều trị. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ mắc và tình hình phân bố các loại ký sinh trùng tại tỉnh Vĩnh Long năm 2023. Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi đã tiến hành khảo sát cắt ngang thông qua số liệu từ hệ thống giám sát bệnh ký sinh trùng tỉnh Vĩnh Long. Thu mẫu toàn bộ từ tất cả các các cơ sở y tế công lập và tư nhân có thực hiện xét nghiệm chẩn đoán bệnh do ký sinh trùng. Số liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 để tính các tỷ lệ. Các biến số được sử dụng bao gồm tuổi, giới, địa chỉ, số lượng kí sinh trùng nhiễm và đơn vị xét nghiệm. Kết quả: Có 1218 bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm ít nhất 01 loại ký sinh trùng, tuổi trung bình 42 ± 17,5 tuổi. Nhóm tuổi từ 15-45 có tỷ lệ nhiễm cao nhất 48,0%, trên 45 tuổi chiếm 44,7% và từ dưới 15 tuổi chiếm 7,2%. Nam giới chiếm 42,8%. Tỷ lệ nhiễm Toxocara spp. 65,2%, Ascaris spp. và Schistosoma spp. có tỷ lệ nhiễm thấp hơn, chiếm lần lượt là 11,5% và 9,1%. Echinococcus spp. và Strongyloides spp. chiếm tỷ lệ lần lượt là 5,5% và 5,2%. Tỷ lệ đơn nhiễm chiếm 71,3%, nhiễm hai loại 21,6%, ba loại 4,9%, bốn loại 1,7% và năm loại 0,4%. Kết luận: Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng ghi nhận tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long cao, trong đó Toxocara spp. chiếm đến 65,2%, cần triển khai sớm các hoạt động phân vùng và kiểm soát nhóm đối tượng nguy cơ cao để giảm tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên người

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sơn Thị Tiến (2022). Nghiên cứu tình hình nhiễm ký sinh trùng và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Trường đại học Y Dược Cần Thơ năm 2022. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. Số 55/2022 – Số chuyên đề hội nghị Quốc tế. Trang 207-213.
2. Trịnh Tuyết Huệ (2023). Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng và mối tương quan với các đặc điểm ở người nuôi chó tại xã Dân Thành, tỉnh Trà Vinh. Tạp chí Y học Việt Nam. Tập 529, trang 184-198.
3. Hoàng Thị Hòa (2021), Thực trạng nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng được chẩn đoán tại phòng ký sinh trùng-vi nấm, Bệnh viện Quân Y 103 (06/2020-06/2021). Tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam. Số 03(35) trang 81-84.
4. Holland, C., et al. (2022), Global prevalence of Ascaris infection in humans (2010–2021): a systematic review and meta-analysis. Infect Dis Poverty 11, 113.
5. Jérôme Boissier, Gabriel Mouahid, Hélène Moné (2019). Schistosoma spp. Global Water Pathogen Project, Michigan State University.
6. Vuitton, D., Zhang, W. and Giraudoux, P. (2017). Echinococcus spp. In: J.B. Rose and B. Jiménez-Cisneros (eds), Water and Sanitation for the 21st Century: Health and Microbiological Aspects of Excreta and Wastewater Management (Global Water Pathogen Project).
7. Clark, N.J., Owada, K., Ruberanziza, E. et al. (2020). Parasite associations predict infection risk: incorporating co-infections in predictive models for neglected tropical diseases. Parasites Vectors 13, 138 (2020).
8. Luvira V, Siripoon T, Phiboonbanakit D, Somsri K, Watthanakulpanich D, Dekumyoy P. (2022). Strongyloides stercoralis: A Neglected but Fatal Parasite. Trop Med Infect Dis.; 7(10):310.
9. De NV, Minh PN, Bich NN, Chai JY (2020). Seroprevalence of Tissue and Luminal Helminths among Patients in Hanoi Medical University Hospital, Vietnam, 2018. Korean J Parasitol. 2020 Aug;58(4):387-392.