TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ KHẨU PHẦN ĂN CỦA PHỤ NỮ MANG THAI BỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

Trần Thanh Hằng1,, Nguyễn Quang Dũng2, Đỗ Tuấn Đạt1, Trần Hữu Thắng3
1 Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Trung tâm Y tế quận Cầu Giấy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của người bệnh mắc đái tháo đường thai kỳ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 95 người bệnh mắc đái tháo đường thai kỳ tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Kết quả: BMI trước mang thai có 19,0% người bệnh thiếu năng lượng trường diễn và 21% thừa cân, béo phì. Tỷ lệ người bệnh thiếu máu là 31,6%, tỉ lệ suy dinh dưỡng nhẹ theo Albumin là 72,6%. Năng lượng cung cấp từ khẩu phần của người bệnh là 1746,9 ± 429,0 Kcal/ngày, chỉ 12,6% đối tượng đạt nhu cầu khuyến nghị. Đặc điểm cân đối khẩu phần giữa các chất sinh năng lượng trên tổng năng lượng từ khẩu phần đáp ứng nhu cầu khuyến nghị thấp. Mức đáp ứng nhu cầu khuyến nghị về vitamin và chất khoáng còn thấp. Kết luận: Tình trạng thiếu năng lượng trường diễn và thừa cân, béo phì trước mang thai chiếm tỉ lệ cao. Chế độ dinh dưỡng của các thai phụ đái tháo đường thai kỳ với tỷ lệ 3 chất sinh năng lượng chưa cân đối.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bộ Y tế (2017), "Hướng dẫn quốc gia dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú ((Ban hành kèm theo Quyết định số 776/QĐ-BYT ngày 08 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)".
2. Bộ Y tế (2017), "Hướng dẫn và chẩn đoán điều trị đái tháo đường năm 2017, " Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3. Bộ Y tế và Viện Dinh dưỡng (2016), "Giá trị dinh dưỡng 500 món ăn thông dụng.", Nhà xuất bản Y học.
4. Lê Thị Thu Liễu và cộng sự (2022), "Mô tả tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần của người bệnh mắc đái tháo đường thai kỳ đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2022", Tạp chí Phụ sản, 20(3), tr. 60-64.
5. Lê Bạch Mai và Đỗ Thị Phương Hà (2014), "Quyển ảnh dùng trong điều tra khẩu phần", Nhà xuất bản Y học
6. Viện Dinh dưỡng quốc gia (2010), "Tổng điều tra dinh dưỡng quốc gia năm 2010".
7. Hung N và các cộng sự. (2021), "Nutritional status, eating habits and foods intake by gestational diabetes patients in National Hospital of Endocrinology", J Complement Med Res, 12(2), tr. 143.
8. International Diabetes Fedevation (2019), "IDF Diabetes Atlas 2019, 9th.".
9. Lim SY và các cộng sự. (2013), "Nutritional Intake of Pregnant Women with Gestational Diabetes or Type 2 Diabetes Mellitus", Clin Nutr Res, 2(2), tr. 81-90.
10. Samiun NAA và các cộng sự. (2019), "Nutritional status and self-reported nutrition education exposure in women with gestational diabetes mellitus at primary health clinics.", J Clin Health Sci. , 4(2), tr. 66.